CỔNG THÔNG TIN SỞ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG
nông nghiệp an giang

số điện thoại tiếp nhận
phản ánh kiến nghị về tthc

1

Phòng Tổng hợp - UBND tỉnh

Điện thoại: 02963.957.006

Email: thutuchanhchinh@angiang.gov.vn

2

Tổ kiểm tra công vụ

Điện thoại: 02963.957.049 - 0378.247.247

Email: kiemtracongvu@angiang.gov.vn

đường dây nóng ngành nông nghiệp An Giang

1

Ông Nguyễn Sĩ Lâm (Giám Đốc Sở)

Điện thoại: 0913.979.245

Email: nslam@angiang.gov.vn

2

Ông Lê Hoàng Tâm (Phó Chánh Văn phòng Sở)

Điện thoại: 0919.199.392

Email: lhtam@angiang.gov.vn

Dự tính dự báo sâu bệnh

Công văn Số: 385/DB-CCTTBVTV của Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật ngày 09-07-2024, dự báo tình hình sâu bệnh chủ yếu trên cây lúa từ nay đến cuối vụ Hè Thu 2024

10:31 10/07/2024

Trên lúa vụ Hè Thu 2024 nhiễm một số đối tượng như: Chuột, Rầy nâu, Rầy phân trắng, Sâu cuốn lá, bệnh Cháy bìa lá. Diện tích nhiễm từ đầu vụ là 82.000 ha chiếm 36% diện tích xuống giống. Trong đó, nhiễm nhẹ 78.573 (95,8%); nhiễm TB 2.256 (2,7%); nhiễm nặng 1.171 (1,4%), sâu bệnh nhiễm từ đầu vụ đến nay vẫn trong tầm kiểm soát của ngành..

 

DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH CHỦ YẾU TRÊN CÂY LÚA
               TỪ NAY ĐẾN CUỐI VỤ HÈ THU 2024

1. Tình hình thời tiết, khí hậu:

Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn Nam Bộ , tình hình thời tiết, khí hậu trong các tháng từ nay đến cuối vụ Hè thu 2024, cụ thể như sau:

Nhiệt độ: Nhiệt độ từ nay đến tháng 9/2024 từ 27-32 độ C.

Lượng mưa: lượng mưa tháng 7-8 sẽ thấp hơn so với tháng 6 (120mm- 160mm), lượng mưa sẽ gia tăng trở lại vào tháng 9 với lượng mưa khoảng 250mm. Tuy nhiên, số ngày có mưa trong các tháng trên từ 20-23 ngày có mưa/tháng và xuất hiện từ 4 đến 6 cơn bão trên biển đông trong có có 1 -2 cơn bão ảnh hưởng đất liền.

2. Tình hình sản xuất vụ Hè Thu 2024:

Vụ Hè Thu 2024: Theo Kế hoạch số 35/KH-SNNPTNT ngày 15/03/2024 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, vụ Hè Thu 2024 đã xuống giống dứt điểm ngày 15/05/2024, diện tích xuống giống được 228.139 ha/ 228.009 ha, đạt 100,06% kế hoạch xuống giống, tăng 0,11% so với cùng kỳ (cùng kỳ xuống giống 229.303 ha/228.926 ha, đạt 100,16% kế hoạch xuống giống). Hiện nay, trên đồng các trà lúa ở giai đoạn đẻ nhánh (1.784 ha; 0,7%), giai đoạn đòng (22.461 ha; 9,8%), giai đoạn trổ (89.464 ha; 39,2%), giai đoạn chín (85.932 ha37,6%) và thu hoạch 28.499 (12,5%)ha

Cơ cấu giống vụ Hè Thu năm 2024, gồm 5 giống chủ lực như sau: (1) giống OM5451 chiếm 32,24% DTXG; (2) giống OM18 chiếm 39,32% DTXG; (3) giống Nếp chiếm 8,2% DTXG; (4) giống IR50404 chiếm 7,92% DTXG; (5) giống Đài thơm 8 chiếm 7,58% DTXG và một số loại giống khác chiếm 12,8%

3. Tình hình sâu bệnh vụ Hè thu 2024

Trên lúa vụ Hè Thu 2024 nhiễm một số đối tượng như: Chuột, Rầy nâu, Rầy phân trắng, Sâu cuốn lá, bệnh Cháy bìa lá. Diện tích nhiễm từ đầu vụ là 82.000 ha chiếm 36% diện tích xuống giống. Trong đó, nhiễm nhẹ 78.573 (95,8%); nhiễm TB 2.256 (2,7%); nhiễm nặng 1.171 (1,4%), sâu bệnh nhiễm từ đầu vụ đến nay vẫn trong tầm kiểm soát của ngành.

4. Dự báo diễn biến sâu bệnh chủ yếu trên lúa từ nay đến cuối vụ Hè thu 2024

Trên cơ sở dự báo tình hình thời tiết, khí tượng, thủy văn, tình hình sinh trưởng phát triển các trà lúa hiện nay, cơ cấu giống lúa canh tác trong vụ và tiến độ thu hoạch lúa, để đảm bảo năng suất và sản lượng vụ Hè Thu 2024... Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật dự báo một số đối tượng xuất hiện và gây hại trong thời gian từ nay đến cuối vụ lúa Hè thu 2024, cụ thể như sau:

  • Rầy phấn trắng: do thời tiết có mưa trong nhiều ngày tới nên mật số rầy phấn trắng trưởng thành sẽ giảm, tuy nhiên, do trước đó những diện tích nhiễm mật số cao sẽ làm cho lúa bị vàng. Các trà lúa nhỏ khả năng bị rầy phấn trắng di trú từ các trà lúa thu hoạch tiếp tục gây hại.
  • Bệnh đạo ôn cổ bông, bệnh lem lép hạt: Các bệnh đạo ôn cổ bông, lem lép hạt sẽ xuất hiện ở giai đoạn Trổ - Chín; cần lưu ý những ruộng sạ dày, bón thừa phân đạm và ruộng canh tác giống nhiễm (IR50404, Jasmine 85, Đài thơm 8, Nếp,...) có thể bị nhiễm bệnh.
  • Bệnh vàng lá chín sớm (do nấm): Do thời tiết nắng mưa xen kẻ, bệnh vàng lá chín sớm tiếp tục xuất hiện và gây hại trên trà ở giai đoạn đòng trổ; lúa nhiễm bệnh ở mức độ nhiễm nhẹ đến trung bình, lưu ý những ruộng cặp bờ vườn, ruộng bón thừa đạm dễ bị nhiễm bệnh.
  • Bệnh cháy bìa lá (do vi khuẩn): Do thời tiết nắng mưa xen kẻ, bệnh cháy bìa lá tiếp tục xuất hiện và gây hại trên trà ở giai đoạn đòng trổ; lúa nhiễm bệnh ở mức độ nhiễm nhẹ đến trung bình, lưu ý những ruộng cặp bờ vườn, ruộng bón thừa đạm dễ bị nhiễm bệnh.
  • Rầy nâu, Sâu cuốn lá: tiếp tục nhân mật số trên trà lúa làm đòng - trổ, cục bộ sẽ nhiễm ở mức trung bình.

5. Một số khuyến cáo, lưu ý trong công tác quản lý sâu bệnh

Nhằm góp phần quản lý phòng ngừa kịp thời, hạn chế sự gây hại của sâu bệnh mức thấp nhất, bảo vệ năng suất lúa Hè Thu 2024, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật khuyến cáo một số giải pháp trong công tác quản lý phòng, trừ sâu bệnh hại, cụ thể như sau:

- Bà con nông dân cần kiểm tra thăm đồng thường xuyên để kịp thời phát hiện sớm sâu bệnh hại, đặc biệt chú ý các đối tượng sâu bệnh chủ yếu như: bệnh đạo ôn cổ bông, bệnh vàng lá chín sớm...

- Đối với những ruộng bị nhiễm rầy phấn trắng: Không phun thuốc khi có dưới 5 con ấu trùng rầy/lá hoặc 15 con thành trùng (con bay)/chồi lúa, khi ruộng nhiễm rầy phấn trắng làm lá bị vàng bà con cần phân biệt lá vàng là do rầy phấn trắng hay do bệnh, lá vàng do rầy phấn trắng sẽ có những đốm vàng rời rạc (không thành mãng lớn). Tiến hành phun thuốc khi rầy phấn trắng có mật số cao bằng một số thuốc có trong danh mục (xem Hướng dẫn quản lý rầy phấn trắng kèm theo).

- Bệnh đạo ôn cổ bông, bệnh lem lép hạt: cần phun ngừa trước và sau trổ đều bằng các thuốc có phổ tác động rộng, pha thêm chất bám dính.

- Bệnh vàng lá chín sớm (do nấm): vết bệnh đầu tiên sẽ có đốm vàng sau đó lan ra thành vệt dài hướng lên trên chóp lá, đây là bệnh do nấm gây cần sử dụng thuốc đặc trị nấm, pha thêm chất bám dính.

- Bệnh cháy bìa lá (do vi khuẩn): đầu tiên mép lá có màu xanh nhạc, sau đó vàng cháy từ mép lá vào và từ chóp đi xuống, đây là bệnh do vi khuẩn gây ra, cần mua thuốc đặc trị vi khuẩn như các thuốc: kasugamycin, ningnanmycin, streptomycin, pha thêm chất bám dính.

6. Đề nghị:

Khi phát hiện các đối tượng sâu bệnh gây hại bất thường, có nguy cơ lây lan trên diện rộng và ảnh hưởng đến năng suất, đề nghị thông tin kịp thời về Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện, thị xã, thành phố nơi gần nhất hoặc hoặc liên hệ về Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang qua các số điện thoại: 02963.854698 hoặc 0908500051 (gặp ông Đặng Thanh Phong, Phó Chi cục trưởng); 0919056783 (gặp ông Lưu Minh Tuấn) để được hướng dẫn cụ thể./.

 

(Theo Công văn Số: 385/DB-CCTTBVTV của Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật ngày 09-07-2024)

Tài Liệu đính kèm:Tải về

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang