CỔNG THÔNG TIN SỞ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG
nông nghiệp an giang
Dự tính dự báo sâu bệnh

Dự báo sâu bệnh trên cây trồng (số 07)- Từ ngày 12/02 đến 18/02/2024

10:31 12/02/2024

Tính đến 12/2/2024. Lúa Đông Xuân 2023-2024, diện tích lúa trên đồng chủ yếu ở giai đoạn làm đòng đến trổ.

Theo dự báo thời tiết trong tuần: trời tiếp tục nắng ráo. Nhiệt độ từ 24-33 độ C. Sáng sớm có sương mù nhiều nơi. Theo dự báo của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, một số đối tượng quan trọng sẽ xuất hiện và gây hại như Chuột, sâu cuốn lá, rầy nâu và bệnh đạo ôn lá sẽ phát triển gây hại trên lúa Đông Xuân 2023-2024:

Với tình hình thời tiết như trên, đề nghị bà con lưu ý một số vấn đề sau trong công tác quản lý dịch hại:

* Giai đoạn trong và sau Tết:

(1) Bệnh cháy bìa lá (do vi khuẩn): Bệnh gây hại ở giai đoạn trà lúa làm Đòng đến Trổ đều.

(2) Bệnh Đạo ôn cổ bông, bệnh lem lép hạt: Bệnh sẽ xuất hiện với mức độ từ nhẹ đến trung bình ở lúa Trổ - Chín.

 (3) Chuột: gây hại phổ biến ở mức nhẹ - trung bình trên các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa và gây hại ảnh hướng đến năng suất ở giai đoạn lúa đòng, trổ - chín.

(4) Bệnh Vàng lá chín sớm: Bệnh vàng lá có khả năng xuất hiện và gây hại trên trà lúa ở giai đoạn trổ chín khi thời tiết nắng nóng; lúa nhiễm bệnh ở mức độ nhiễm nhẹ đến trung bình.

(5) Rầy nâu nở rộ vào vào những ngày tết và đạt mật số cao những ngày sau tết nguyên đán.

4. Một số khuyến cáo, lưu ý trong công tác quản lý dịch hại

Dựa trên dự báo tình hình dịch hại trước, trong và sau Tết nguyên đán Giáp Thìn 2024, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật khuyến cáo, lưu ý một số giải pháp trong công tác quản lý phòng trừ dịch hại, cụ thể như sau:

* Bà con nông dân cần thăm đồng, kiểm tra đồng ruộng thường xuyên để kịp thời phát hiện sớm dịch hại, đặc biệt chú ý các bệnh do vi khuẩn như cháy bìa lá, sọc lá vi khuẩn,… cần phát hiện sớm để phòng trị hiệu quả, đồng thời bà con nên lựa chọn thuốc có các hoạt chất đặc trị vi khuẩn như Kasugamicin, Streptomycin; Bismerthiazol, Bronopol, Chitosan, ….

- Đối với rầy nâu: không nên phun ngừa, chỉ phun rầy nâu khi mật số trên 3 con/ dảnh lúa, phun khi rầy nâu tuổi 2-3.

- Đối với Rầy phấn trắng (bọ phấn): khi thấy bọ phấn xuất hiện với mật số cao có thể sử dụng một số thuốc BVTV có đăng ký trong danh mục thuốc được sử dụng tại Việt Nam để phun trừ (pha thêm chất bám dính). Nên phun thuốc vào lúc sáng sớm và chiều mát, hạ vòi phun xuống dưới tán lá lúa để đảm bảo thuốc tiếp xúc được với rầy phấn trắng. Bọ phấn sẽ gây hại nặng ở những ruộng bị khô hạn, thiếu nước.

* Khi sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật bà con cần lưu ý:

- Sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật theo nguyên tắc “04 đúng”:

- Nên sử dụng thêm chất bám dính khi pha thuốc, hạn chế thuốc bị rửa trôi khi gặp mưa và dễ dàng dính vào côn trùng.

- Phải tuân thủ thời gian cách ly thuốc ghi trên bao bì sản phẩm.

- Đối với chuột: chỉ sử dụng thuốc bả mồi được phép sản xuất và lưu hành tại Việt Nam, tuyệt đối không sử dụng xiệt điện.

Để biết thêm chi tiết xin liên hệ với Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật các huyện, thị xã, thành phố hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh qua các số điện thoại: 02963854698 hoặc 0918626796 (gặp ông Nguyễn Văn Hiền – Chi cục trưởng); 0908500051 (gặp ông Đặng Thanh Phong – Phó chi cục trưởng) để được hướng dẫn cụ thể.

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang