số điện thoại tiếp nhận
phản ánh kiến nghị về tthc
1
Phòng Tổng hợp - UBND tỉnh
Điện thoại: 02963.957.006
Email: thutuchanhchinh@angiang.gov.vn
2
Tổ kiểm tra công vụ
Điện thoại: 02963.957.049 - 0378.247.247
Email: kiemtracongvu@angiang.gov.vn
đường dây nóng ngành nông nghiệp An Giang
1
Ông Nguyễn Sĩ Lâm (Giám Đốc Sở)
Điện thoại: 0913.979.245
Email: nslam@angiang.gov.vn
2
Ông Lê Hoàng Tâm (Phó Chánh Văn phòng Sở)
Điện thoại: 0919.199.392
Email: lhtam@angiang.gov.vn
10:31 04/03/2024
Tính đến 4/3/2024. Lúa Đông Xuân 2023-2024, diện tích lúa trên đồng chủ yếu ở giai đoạn trổ chín. Theo dự báo thời tiết trong tuần: trời tiếp tục nắng ráo, có lúc nhiều mây. Nhiệt độ từ 24-35 độ C. Theo dự báo của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, một số đối tượng quan trọng sẽ xuất hiện và gây hại như rầy nâu, bệnh đạo ôn cổ bông, lem lép hạt và vàng lá chín sớm sẽ phát triển gây hại trên lúa Đông Xuân 2023-2024:
Với tình hình thời tiết như trên, đề nghị bà con lưu ý một số vấn đề sau trong công tác quản lý dịch hại:
1- Rầy nâu nhân mật số và gây hại từ nhẹ đến trung bình.
Đối với lúa bị nhiễm rầy nâu cánh dài di trú bà con không cần phun thuốc, chỉ phun thuốc khi ruộng xuất hiện rầy tuổi 2-3.
Đối với ruộng bị nhiễm rầy nâu có nhiều lứa: Khi mật độ rầy nâu cao, cần phun thuốc phòng trị, chú ý khi phun thuốc trừ rầy nâu, cần phải cho nước vào ruộng và thực hiện theo 4 đúng: chọn thuốc có hoạt chất khác với hoạt chất đã dùng trước đó để tránh rầy bị kháng thuốc, đặc biệt phun lượng nước từ 40-60 lít/1.000m2, điều chỉnh béc phun sao cho giọt thuốc không quá nhuyễn.
2- Bệnh Vàng lá chín sớm: Bệnh vàng lá có khả năng xuất hiện và gây hại trên trà lúa ở giai đoạn đòng đến trổ chín khi thời tiết nắng nóng; lúa nhiễm bệnh ở mức độ nhiễm nhẹ đến trung bình. Đây là bệnh do nấm gây ra, cần phun thuốc đặc trị nấm.
3- Nếu ruộng bị bệnh cháy bìa lá, với triệu chứng lá lúa bị vàng ở mép lá, từ chóp lá xuống, bà con cần mua thuốc đặc trị vi khuẩn và phun đủ lượng nước từ 40-60 lít/1.000m2.
4- Đối với đạo ôn cổ bông: cần phun ngừa trước trổ và sau trổ bằng các loại thuốc có phổ tác động rộng và phun đủ lượng nước từ 40-60 lít/1.000m2.
Đối với diện tích đã thu hoạch, nên cài phơi đất, xuống giống đúng lịch thời vụ của cơ quan chức năng.
Để biết thêm chi tiết xin liên hệ với Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật các huyện, thị xã, thành phố hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh qua các số điện thoại: 02963854698 hoặc 0918626796 (gặp ông Nguyễn Văn Hiền – Chi cục trưởng); 0908500051 (gặp ông Đặng Thanh Phong – Phó chi cục trưởng) để được hướng dẫn cụ thể.
Chi Cục Trồng trọt và BVTV AG