CỔNG THÔNG TIN SỞ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG
nông nghiệp an giang

số điện thoại tiếp nhận
phản ánh kiến nghị về tthc

1

Phòng Tổng hợp - UBND tỉnh

Điện thoại: 02963.957.006

Email: thutuchanhchinh@angiang.gov.vn

2

Tổ kiểm tra công vụ

Điện thoại: 02963.957.049 - 0378.247.247

Email: kiemtracongvu@angiang.gov.vn

đường dây nóng ngành nông nghiệp An Giang

1

2

Ông Lê Hoàng Tâm (Phó Chánh Văn phòng Sở)

Điện thoại: 0919.199.392

Email: lhtam@angiang.gov.vn

Dự tính dự báo sâu bệnh

Dự báo sâu bệnh trên cây trồng (số 20)- Từ ngày 12/05 đến 18/05/2025

10:31 12/05/2025

An Giang đang triển khai thực hiện đề án phát triển bền vững 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030. Hiện nay, vụ Hè Thu 2025 đã được xuống giống 90% diện tích. Bà con nên tuân thủ theo lịch xuống giống của từng địa phương và thực hiện đúng theo Quyết định 145 của Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Môi trường: Giảm dần lượng giống gieo sạ phải đạt 80 - 100 kg/ha, phun thuốc theo 4 đúng, bón dưới 100 kg đạm nguyên chất/ha/vụ, thực hiện tưới nước ngập khô xen kẽ, các giai đoạn quản lý nước như sau:

Giai đoạn 1-7 ngày sau sạ để ruộng đủ ẩm;

Giai đoạn 12-22 ngày sau sạ để ruộng khô nứt chân chim;

Giai đoạn 28-40 ngày sau sạ tiếp tục để ruộng khô;

Rút nước trước khi thu hoạch từ 7-15 ngày.

Dự báo trong tuần, thời tiết nắng mưa xen kẽ, ngày nắng nóng, nhiệt độ cao nhất từ 33-34 độ C, chiều tối có mưa rào, có nơi mưa to. Theo dự báo của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, một số đối tượng quan trọng sẽ xuất hiện và gây hại trên lúa vụ Hè Thu 2025 như chuột, bù lạch, đạo ôn lá, sâu cuốn lá.

Với tình hình thời tiết và sâu bệnh như trên, đề nghị bà con lưu ý một số vấn đề sau trong công tác quản lý dịch hại:

Đối với chuột, để hạn chế chuột cắn phá, bà con nên dùng bẫy lồng để bắt chuột trưởng thành, hoặc dùng thuốc bả mồi được phép sử dụng tại Việt Nam, tuyệt đối không dùng xiệt điện gây nguy hiểm cho lao động trên đồng ruộng.

Đối với bù lạch, trời nắng nóng, bù lạch sẽ xuất hiện và gây hại. Để hạn chế bù lạch gây hại nặng, bà con không để ruộng khô nước. Nếu ruộng bị bù lạch nhẹ, bà con có thể không cần phun thuốc, chỉ cần vô nước và bón phân. Vì phân bón lá giúp lúa phục hồi.

Đối với sâu cuốn lá, bà con không nên phun ngừa, chỉ phun khi sâu xuất hiện trên ruộng, mới cuốn lá vào và phun khi sâu ở tuổi 2-3.

Đối với lúa làm đòng, bà con chú ý các bệnh do vi khuẩn như bệnh sọc trong, cháy bìa lá. Nếu lúa bị bệnh do vi khuẩn gây hại, bà con phải sử dụng thuốc đặc trị vi khuẩn. Các hoạt chất đặc trị vi khuẩn thường có âm “sin” ở cuối như ka-su-ga-my-cin; strepto-my-cin; Gen- ta -my -cin…

Để biết thêm chi tiết, xin liên hệ với Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật các huyện, thị xã, thành phố hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh qua các số điện thoại: 0918626796 (gặp ông Nguyễn Văn Hiền – Chi cục trưởng); 0908500051 (gặp ông Đặng Thanh Phong – Phó chi cục trưởng) để được hướng dẫn cụ thể.

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang