CỔNG THÔNG TIN SỞ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG
nông nghiệp an giang
Thông tin tổng hợp

Giữ nước cho Đồng bằng sông cửu long (2) (Tiếp theo 1) "Lợi ích và giá trị mang lại”

08:15 18/03/2024

Đề xuất ý tưởng giúp tăng cường sự chủ động về nguồn nước cho Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Đồ án nhận được bằng Thạc sĩ Danh dự tại Đại học Bách khoa Milan, Italy vào ngày 02 tháng 10 năm 2020.

Giữ nước cho đồng bằng sông cửu long (1)

 

3.2. So sánh giá trị kinh tế giữa cây lúa và rừng tràm

3.2.1. Thu nhập từ sản xuất lúa:

Lúa 3 vụ:

- Thu nhập: 42 triệu đồng/ha/năm

- Lợi nhuận: 25 triệu đồng/ha/năm

2 vụ lúa và 1 vụ màu:

- Thu nhập: 85 triệu đồng/ha/năm

- Lợi nhuận: 60 triệu đồng/ha/năm

3.2.2. Thu nhập từ rừng tràm (Tham khảo từ nhiều nguồn)

a) Tinh dầu

- Năng suất: 31 lít/ha/năm

- Đơn giá: 1 – 1,8 triệu đồng/lít

=> Thu nhập: 31 – 55 triệu đồng/ha/năm

b) Mật ong (Tham khảo từ mô hình nuôi ong rừng tràm ở Tràm Chim, Đồng Tháp)

- Năng suất: 12 – 16 lít/ha/năm

- Đơn giá: 250 ngàn đồng/lít

=> Thu nhập: 3 – 4 triệu đồng/ha/năm

c) Gỗ tràm

- Từ 100 – 120 triệu/ha/5 năm

=> 20 – 24 triệu/ha/năm

d) Nuôi cá dưới tán rừng tràm

- Năng suất: 400 – 600 kg/ha/1,5 năm

- Đơn giá: 40 – 60 ngàn đồng/kg (cá sặc rằn, cá lóc, trê…)

=> Thu nhập: 15 – 30 triệu đồng/ha/năm

e) Du lịch

- Rừng tràm có thể mang lại thu nhập tăng thêm từ các hoạt động du lịch sinh thái ngắm cảnh rừng tràm, trải nghiệm quy trình chiết xuất tinh dầu tràm, nuôi ong… và cả dịch vụ homestay (Nhiều mô hình tương tự đã thành công ở Miền Tây và Hội An, thu hút rất đông khách du lịch cả trong nước và quốc tế)

=> Với chi phí sản xuất thấp, cộng với lợi nhuận từ các hoạt động dịch vụ, mỗi hecta rừng tràm có thể mang lại cho nông dân nguồn thu nhập bền vững và tăng dần: Đạt từ 75 – 120 triệu đồng/năm, cao hơn việc trồng lúa.

Thực tế cho thấy, dù sản xuất hơn hai mươi triệu tấn lúa mỗi năm, nhưng phần lớn nông dân ĐBCSL vẫn còn nghèo, nhất là các hộ có ít diện tích đất canh tác. Tuy việc mở rộng kênh để làm rừng tràm sẽ tác động đến một phần nhỏ diện tích lúa của người dân, nhưng các sản vật khác sẽ mang lại giá trị kinh tế cao hơn và bền vững hơn. Mặt khác, xu hướng hiện nay là nâng cao chất lượng lúa hơn là tăng sản lượng và diện tích, do vậy thiết nghĩ, việc chuyển đổi này là hoàn toàn phù hợp.

3.3. Giá trị sinh thái và môi trường

Bên cạnh những lợi ích về nguồn nước và kinh tế, hệ thống Kênh Xanh còn mang lại nhiều giá trị về sinh thái và môi trường.

Hình 8-1: 

Hệ sinh thái rừng tràm

Hệ sinh thái ngập nước của rừng tràm sẽ tạo ra môi trường sống cho nhiều loài thủy sản, thu hút các loài chim đến làm tổ và kiếm ăn. Chuỗi thức ăn của rừng tràm còn có thể kiểm soát các sinh vật gây hại cho ruộng lúa một cách tự nhiên, giúp giảm lượng phun thuốc bảo vệ thực vật.

Hình 9: 

 

Lợi ích của rừng tràm trong việc xử lý nước thải sinh hoạt

Hiện nay tại vùng nông thôn ĐBSCL, dù chất thải từ nhà vệ sinh (nước thải đen) đã được xử lý bởi các bể tự hoại quy mô hộ gia đình, nhưng các loại nước thải khác từ việc tắm giặt, nhà bếp… (nước thải xám) phần lớn vẫn đang thải trực tiếp ra môi trường. Hệ thực vật của rừng tràm sẽ hoạt động như một nhà máy xử lý nước thải tự nhiên, tiếp nhận và làm sạch nước thải xám, giúp nâng cao chất lượng nước và môi trường. 

(Còn Tiếp theo) Xem tiếp

 

Thạc sĩ – Kiến trúc sư Huỳnh Công Định
(Bản quyền ý tưởng và đồ án thuộc về tác giả và Đại học Bánh khoa Milan)