Invalid configuration found. Please contact your administrator.
Web Content Viewer
Mô hình hiệu quả
3 “Tuấn Robot” và chiếc máy tự chế đạt giải nhất trong Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật 2015
(23/11/2016)
Với ý tưởng sáng tạo, Trần Thanh Tuấn hay “Tuấn Robot” ở xã Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang vừa nhận giải Nhất, kèm phần thưởng 15 triệu đồng cho chiếc máy phun thuốc điều khiển từ xa tự chế. Cách vận hành chiếc máy này y như chiếc Robot, có thể thay thế con người “tự bò” ra đồng rồi “vươn mình” phun thuốc theo ý muốn nhờ vào một chiếc Remote. Tuấn cho biết do từng làm ruộng và thấu hiểu việc vác bình xịt trên vai ra đồng khổ cực, mặt khác để giảm thiểu ô nhiễm môi trường khi mà nông dân phải sống chung với thuốc độc nên nảy ra ý nghĩ chế tạo máy phun thuốc có hệ thống điều khiển từ xa giúp nông dân bớt cơ cực trong sản xuất nông nghiệp.
Tính mới của chiếc máy là kết hợp bộ điều khiển từ xa, có thể di chuyển trên nền đất lún ở độ sâu 15 cm nhờ vào cụm bánh xích hoạt động tương tự máy gặt đập liên hợp, đặc biệt là sử dụng hệ thống đùm xe đạp điện kết nối với hệ thống bơm nén nên có thể dễ dàng điều khiển cần phun xịt từ xa.
Hiện chiếc máy được cải cách gọn, nhẹ, bánh xích nên trong quá trình phun xịt không ngã lúa, khả năng máy phun sương rất mạnh nên ít tốn công mà sức khỏe nông dân được đảm bảo vì không phải tiếp xúc trực tiếp với thuốc trừ sâu độc hại. Hạch toán chi phí mỗi năm xịt 3 vụ lúa, mỗi vụ xịt 10 lần cho thấy, 1 máy thay thế 4 nhân công lao động chạy trong 1 giờ chỉ tiêu hao nữa lít xăng, nếu phun xịt bằng máy doanh thu 1.120.000 đồng trong khi phun thuốc truyền thống chỉ 224.000 đồng, lợi nhuận trên ngày của phun xịt bằng máy từ 600.000- 650.000 đồng so với phun xịt truyền thống.
Việt Nam là nước có diện tích sản xuất lúa lớn đáng kể vì vậy nhu cầu sử dụng máy phun xịt thuốc tự động phục vụ cho việc đồng áng cũng rất cần thiết, khi máy phun thuốc bằng remote của anh Tuấn ra đời đã giải quyết phần nào công lao động, tránh nhiễm độc từ môi trường thuốc. Với giá cả dễ chấp nhận, máy phun thuốc bằng Romote là giải pháp cực kỳ hay chẳng những đem lại nguồn lợi kinh tế cho bà con nông dân mà còn góp phần vào sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Trên nền tảng của thực hiện hiệu quả Nghị quyết 09 của Tỉnh ủy An Giang về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, từ giai đoạn 2017 đến nay, thị xã Tân Châu đã có hơn 50 mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao mang lại hiệu quả cho bà con nông dân. Nhưng tín hiệu tích cực nhất chính là việc tham gia của những lão nông, đã mạnh dạn thay đổi tư duy, tập quán canh tác truyền thống để chuyển sang chọn trồng những loại nông sản theo hướng công nghệ cao, mang lại giá trị, hiệu quả sản xuất và góp phần phát triển kinh tế gia đình.
Tân Châu thị xã vùng biên với đặc trưng vùng sông nước, đời sống người dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, đánh bắt thủy sản. Đặc biệt là lượng tôm cá khá dồi giàu. Được thiên nhiên ưu đãi là vùng đầu nguồn sông nước, chuyện làm khô cá để dành ăn và làm quà biếu cho họ hàng hay bạn bè ở xa là chuyện hàng ngày, dần dà món quà thơm thảo ấy được lòng khách phương xa. Từ đó, nghề làm cá khô ở xã vùng biên được hình thành như một lẽ tự nhiên.