Cổng thông tin điện tử Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Cổng thông tin sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Trang chủ
 
 
 
 
 

Liên kết website
Skip portlet Portlet Menu
 

Dự báo thời tiết
Skip portlet Portlet Menu

Cao Bằng

Cà Mau

Đà Nẵng

Hà Nội:

TP.HCM: 

Huế

Lạng Sơn

Nha Trang

Phan Thiết

Phú Quốc

Quy Nhơn

Sơn La

 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 
 
 
 
 
 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Lâm nghiệp
 
Phát triển Rừng theo lợi thế địa phương (13/05/2025)

Trong quyển Đồng bằng sông Cửu Long - Tài nguyên - Môi trường - Phát triển, các nhà khoa học đã phân tích chức năng cải tạo đất của rừng: “Trong quá trình tồn tại, sinh vật tham gia vào việc cải tạo môi trường vật lý và vào việc hình thành môi trường mới, môi trường tự nhiên. Thực vật cung cấp các chất hữu cơ, một nguồn nguyên liệu khởi điểm cho các chuỗi dinh dưỡng khác nhau, và các phức chất khoáng từ sự phân hủy các chất hữu cơ này. Một hecta rừng đước có thể cung cấp hàng năm hàng trăm tấn lá rụng.  Bộ rễ cây tác động tích cực vào việc cải tạo đất về mặt hóa học cũng như về mặt cơ lý. Bộ rễ cây cũng tham gia vào việc lắng đọng bồi tụ phù sa sông, biển và qua đó vào việc làm thay đổi, hình thành địa mạo, điều nầy rất rõ ở các cồn sông, bãi thủy triều và vùng Đất Mũi Cà Mau.”

Theo Luật Lâm nghiệp 2017: Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liền vùng từ 0,3 héc ta trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên.

Theo nguồn gốc hình thành, rừng được chia thành rừng tự nhiên và rừng trồng. Rừng tự nhiên là rừng sẵn có trong tự nhiên hoặc phục hồi bằng tái sinh tự nhiên, bao gồm rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh. Rừng trồng là rừng được hình thành do con người trồng, bao gồm: rừng trồng mới trên đất chưa có rừng; rừng trồng lại sau khi khai thác rừng trồng đã có và rừng tái sinh tự nhiên từ rừng trồng đã khai thác.

Theo mục đích sử dụng, rừng được phân chia thành rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất.

Rừng phòng hộ là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu và bảo vệ môi trường.

Rừng đặc dụng là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ, bảo vệ môi trường.

Rừng sản xuất là rừng được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, các lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, bảo vệ môi trường.

Theo Cục Thống kê, đến cuối năm 2016, An Giang có diện tích rừng khoảng 12.572,7 ha, gồm 1.113,4 ha rừng tự nhiên và 11.459,3 ha rừng trồng. Năm 2006, An Giang có diện tích rừng khoảng 14.621 ha, gồm 583 ha rừng tự nhiên và 14.034 ha rừng trồng, và đất ươm cây rừng giống là 4 ha.

Năm 1988, An Giang có diện tích rừng tự nhiên đạt 18.957 ha. Gần 20 năm qua, diện tích rừng tự nhiên giảm liên tục là do chuyển đổi cơ cấu canh tác. Về vấn đề này, năm 1990, các nhà khoa học đã ghi: “Từ 1, 2 năm nay ở một vài địa phương, có ý kiến cho rằng “hễ có nước ngọt về được là đất nào cũng trồng lúa được”. Trên thực tế đã có nơi đốt rừng Tràm vừa mới phủ xanh, đã có từ 3 đến 5 năm tuổi, để trồng lúa. Những nơi đã trồng lúa được là những nơi mà tầng phèn hoạt động hay tiềm tàng ở sâu hơn chiều sâu mà bộ rễ cây lúa có thể xuống tới. Nhưng đã có rất nhiều nơi đã mất trắng, có nơi hàng 700-800 ha trong một vụ vì không có được điều kiện này.  Nhưng vấn đề thực ra là ở những nơi mà đất “có vấn đề đối với cây lúa, chúng ta có nên đánh đổi một kiểu sản xuất mà hiệu suất là sơ cấp + thứ cấp (rừng Tràm) để đổi lấy một kiểu sản xuất khác mà hiệu suất chỉ là sơ cấp”.

 

Ngọc Diệp


 
 
 
 
 
Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 

Giải đáp kỹ thuật
Skip portlet Portlet Menu
 
 

Hình ảnh
Skip portlet Portlet Menu
 

Video
Skip portlet Portlet Menu
3 Giảm 3 Tăng - 1 Phải 5 Giảm giúp nông dân An Giang giảm chi phí, tăng thu nhập
Đang tải....