Cổng thông tin điện tử Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Cổng thông tin sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Trang chủ
 
 
 
 
 

Liên kết website
Skip portlet Portlet Menu
 

Dự báo thời tiết
Skip portlet Portlet Menu

Cao Bằng

Cà Mau

Đà Nẵng

Hà Nội:

TP.HCM: 

Huế

Lạng Sơn

Nha Trang

Phan Thiết

Phú Quốc

Quy Nhơn

Sơn La

 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 
 
 
 
 
 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Nông nghiệp trong tỉnh
 
Chuyện những nông dân mê làm giàu từ nông nghiệp sạch (29/04/2025)

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm phát triển nền nông nghiệp nước nhà, đời sống nông dân, Bác nói “Nông dân giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh", thấm nhuần lời dạy của Bác, 20 năm qua, chú Hoa Sĩ Hiền, mà mọi người vẫn thường gọi “Nhà khoa học chân đất”, ngụ ấp Tân Phú B, xã Tân An, thị xã Tân Châu đã dày công nghiên cứu, lai tạo hơn 60 giống lúa, mang lại giá trị rất lớn cho bà con nông dân các Tỉnh, Thành và ươm mầm cho các bạn sinh viên tại các trường Đại học, Cao đẳng có thêm tình yêu về cây lúa nói riêng và Nông nghiệp nói chung. 

Đến gặp gỡ chú Hoa Sĩ Hiền trong khuôn viên “Viện nghiên cứu lúa”, chúng tôi được nghe chú kể về cơ duyên đến với công việc nghiên cứu, lai tạo các giống lúa. Thuở nhỏ, chú Hiền chỉ học hết lớp 6, đến năm 1986 lập gia đình và làm nghề sửa đồng hồ, thợ bạc. Vào năm 1991, khi ruộng lúa nhà bị rầy nâu tấn công, bà con nông dân đều tất bật mua thuốc trừ sâu, điều này đã đặt ra câu hỏi lớn đối với chú Hiền, là có cách nào để tạo ra những giống lúa có khả năng kháng sâu bệnh bảo vệ năng suất mà không làm ảnh hưởng đến môi trường. Đến năm 2000, Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL, Trường Đại học Cần Thơ và Trung tâm Khuyến nông tỉnh An Giang phối hợp thực hiện Chương trình “Xã hội hóa giống lúa” ở tỉnh An Giang. chú Hiền cùng một số nông dân ưu tú trên địa bàn hăng hái tham gia, nhờ đó, chú có cơ hội tham gia nhiều lớp tập huấn về lai chọn giống lúa cùng các kỹ thuật canh tác mới. Đến năm 2004, chú Hiền được Hội Nông dân cử đi học kỹ thuật trồng lúa ngắn ngày và chuyển giao kỹ năng lai tạo giống lúa. Sau đó, chú đã quyết định bỏ nghề sửa đồng hồ và thợ bạc để rẽ hướng theo nghề lai tạo giống lúa để trả lời cho chính mình câu hỏi năm xưa. Thời điểm ấy, chú Hiền đã giao lại 18 công ruộng cho vợ cày cấy nuôi các con ăn học, còn đối với chú giữ cho mình 04 công ruộng cùng ngôi nhà nhỏ để mày mò, nghiên cứu lai tạo lúa. Sự cố gắng, mày mò, không ngừng học hỏi của chú Hiền cũng đến ngày đơm bông, khi chú ra mắt các giống lúa TC, viết tắt của Tân Châu, gồm có TC1, TC2, TC3, TC4 có cơm ngon hơn, chống được rầy, đạo ôn. Từ đó “Nhà khoa học chân đất” đã trở thành cách gọi thân thương và được nhiều người biết đến. Chú Hoa Sĩ Hiền – Tổ trưởng Tổ lai giống lúa cộng đồng ấp Tân Phú B, xã Tân An, thị xã Tân Châu bày tỏ: “Tìm hiểu về tấm gương đạo đức của Bác Hồ, tôi học tập và làm theo được đức tính của Bác Hồ, ở chỗ là cần, kiệm, liêm, chính, đi sâu vào cần cù lao động, bất kì lĩnh vực nghiên cứu đều có sự gian nan, có khó nhọc, nhưng mà đức tính cần cù, lao động, sáng tạo luôn cho ta thấy những điều hay, còn sống, còn phấn đấu thì tôi vẫn còn sẽ tiếp tục mãi trong công việc”.

Thành công lớn nhất của chú Hoa Sĩ Hiền phải nhắc đến việc lai tạo thành công giống lúa TC7, chịu mặn 05 phần ngàn. Kể lại với chúng tôi, qua theo dõi thông tin trên báo đài, trước tình hình biến đổi khí hậu và tình trạng xâm nhập mặn ở một số tỉnh Đồng bằng Sông cửu long, đã thôi thúc chú Hoa Sĩ Hiền bắt tay vào nghiên cứu, lai tạo ra một giống lúa có khả năng chịu mặn để sản xuất phù hợp trong tình hình mới. Bắt tay vào thực hiện nghiên cứu, vì điều kiện môi trường ở Tân Châu là môi trường nước ngọt phù sa, nên để thử nghiệm trồng được giống lúa nước mặn, điều đầu tiên cần nghĩ đến phải có môi trường phù hợp và độ mặn tương đương, để có thể thực hiện. Chú Hoa Sĩ Hiền tạo ra 03 môi trường mặn giống như thực tế, mỗi hộc từ 05 đến 06m2, với độ mặn tương ứng 05 phần ngàn, 10 phần ngàn và 15 phần ngàn, để thử nghiệm tất cả các dòng giống lai mới. Ngoài phương pháp làm như vậy, chú Hoa Sĩ Hiền còn làm phương pháp tạo nguồn chịu mặn, bằng cách trồng một cây lúa sống 02 môi trường, một bên sống trong điều kiện bình thường nước ngọt và một bên sống bên môi trường nước mặn, từ từ nâng độ mặn phần ngàn lên, xem cây lúa phát triển tốt ở mức độ nào, rồi dùng cây cái lai với một loài khác tạo ra tập tính để biết giới hạn chịu mặn bao nhiêu để nhân giống lúa lên làm giống. Giống lúa TC7 được lai tạo từ giống lúa cỏ và OM 4900. Kết quả hơn 10 năm, chú Hoa Sĩ Hiền đã lai tạo thành công giống lúa TC7 chịu mặn 05 phần ngàn và đã được Cục Trồng trọt công nhận giống lúa này và cho sản xuất thử. Và giống lúa TC7 cho năng suất từ 06-08 tấn/hecta được nhiều bà con ở các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang đưa vào sản xuất.

Tiếp nối thành công, năm 2016, chú Hoa Sĩ Hiền tiếp tục lai tạo giống lúa tím SHA51 và SHR54 với tên SH đầu là chữ viết tắt tên Sĩ Hiền của chú, với giống SHA51 được lai tạo từ giống lúa tím thảo dược Vĩnh Hòa, Nghệ An với giống khẩu chấm lai của đồng bào dân tộc Cao Nguyên, giống lúa SHA51 có hạt lúa tròn, màu tím đậm và thơm, cơm dẻo và giống lúa SHR54 hạt lúa trung bình, cơm lứt đen dẻo và rất thơm. Hai giống lúa tím SHA51 và SHR54 có bụi cây to, nở mạnh, cứng cây, không đổ ngã, đặc biệt tính chịu hạn và chịu phèn rất tốt, kháng sâu bệnh và năng suất cao. Và vào vụ Đông Xuân 2023-2024, chú Hoa Sĩ Hiền đã tiếp tục nghiên cứu và lai tạo thêm các giống lúa SH45; SH – M53 và giống nếp tím thơm SH – 49 và SH – B – 50, thực hiện sản xuất hữu cơ và được phát triển rất tốt. Còn hiện tại chú Hiền đang tiếp tục thực hiện mô hình khảo nghiệp một số giống lúa có chất lượng cao để phục vụ đề án “Xây dựng và phát triển thương hiệu gạo tỉnh An Giang, năm 2024-2025”, “Tôi nghiên cứu, sản xuất rồi đánh giá, chúng ta phải thực hiện các bước cũng như các quy trình sản xuất, gọi là quy trình sản xuất lúa cao sản, rồi chúng ta sẽ bố trí theo các đề tài khảo nghiệm như ở Viện, Trường người ta làm, có nghĩa là bố trí 03 lặp lại trên một diện tích, điều mà cân nhắc quy trình khi sản xuất giống chúng ta cần bố trí một cách nghiêm ngặt, rồi về chế độ chăm sóc cho cây trồng, nền đất, gọi là của tài nguyên đất, nước, để chúng ta chọn ra được giống thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay", chú Hoa Sĩ Hiền cho biết.

Trong đó, giống lúa TC29 đang được đánh giá cao với đặc tính gạo ngon cơm, thơm nhẹ, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, thân to, lá to và năng suất ước đạt 800-900kg/1000m2. Chú Hoa Sĩ Hiền – Tổ trưởng Tổ lai giống lúa cộng đồng ấp Tân Phú B, xã Tân An chia sẻ: “Riêng giống TC29 trước đây có làm nhưng mà làm ở đây một diện tích nhỏ lẻ thôi, nên vấn đề thương lái thu mua họ còn e dè, và có những tin đồn nghe nó không có lợi cho những giống khác, tại vì họ nói rằng nó quá ít, họ không có mua được, nhưng mà thực chất họ không hiểu được phẩm chất như thế nào, cho nên nông dân mà nghe nói thương lái họ không mua là họ sợ, họ không làm. Thấy như vậy tôi mới điều cái giống này về vùng Kiên Giang, ở vùng Miệt thứ, tôi có xuống dưới để kiểm nghiệm luôn, vùng đó sản xuất rất là phù hợp, sản xuất vùng lúa tôm đó, được là đâu 8-9 tấn/hecta, có nơi là 10 tấn luôn/hecta, ở dưới cái điều kiện của bà con nông dân làm rất phù hợp, cho nên là vừa qua, Công ty Điền Tín họ đầu tư giống này để làm ở vùng đó, để bán gạo lúa tôm”.

Trải qua 20 năm nghiên cứu, lai tạo, đến nay, chú Hiền đã cho ra đời 63 giống lúa nhưng chú chưa từng bán cho ai. Chỉ cần nông dân cần chú sẵn sàng tặng lại cho họ trồng, coi đó như món quà tặng, thậm chí chịu luôn cả phí vận chuyển lúa giống. Suốt quãng thời gian qua, chú Hiền không chỉ được bà con nông dân ưu ái gọi là “Nhà khoa học chân đất” mà còn được nhiều thế hệ sinh viên gọi là thầy giáo nông dân. Khi chú trực tiếp giảng dạy thực hành miễn phí cho hàng trăm cử nhân ngành nông nghiệp thuộc các trường đại học như Trường ĐH An Giang, ĐH Cần Thơ, ĐH Nông Lâm TP.HCM… Nhưng điều chú Hiền vẫn luôn trăn trở và căn dặn sinh viên cũng như mong rằng bà con nông dân cần quan tâm lưu ý đến việc bảo vệ nguồn tài nguyên đất, nước để từ đó, mới có thể trồng cây, trồng lúa được phát triển tốt, chú Hoa Sĩ Hiền chia sẻ: “Đối với bà con nông dân nhất là người trồng lúa hiện nay, ngoài việc mà chăm bón cho cây trồng, cũng cần biết thêm điều nữa là phải chăm bón cho tài nguyên đất, nước như vậy nông nghiệp mới bền vững, bởi vì chúng ta thừa biết rằng, đất thì nuôi cây, còn cây thì nuôi người, con người phải nuôi cây và tài nguyên đất, nước được thì nó mới gọi là bền vững, rồi chúng ta phải phân tích ra thế nào là chế độ chăm sóc dinh dưỡng cho cây trồng, rồi thế nào là chế độ chăm sóc dinh dưỡng cho tài nguyên đất, nước, cũng như đâu là thức ăn của cây trồng, đâu là thức ăn của đất trồng, tôi nói thí dụ chẳng hạn như đối với NPK nó là thức ăn của cây trồng, còn phân chuồng sắt, bã hữa cơ thực vật gì đó thì nó là thức ăn của đất trồng”.

Ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp của chú Hoa Sĩ Hiền là chứng nhận "Người có thành tích xuất sắc trong di truyền học" của Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) tặng. Bên cạnh, dự án FARES Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế phối hợp viện Nghiên cứu Đại học Cần Thơ trân trọng ghi nhận và tôn vinh Nhà nông lai chọn giống lúa và bảo tồn đa dạng sinh học ở Đồng bằng sông Cửu Long. “Tôi làm với một tư cách là một người nông dân, cũng là một Tổ trưởng của Tổ lai tạo giống lúa cộng đồng, điều mong mỏi của tui là sớm làm sao để tìm ra được giống lúa nào đó tìm ra được thương hiệu gạo của An Giang, và nếu được nữa làm thương hiệu gạo của Việt Nam của chúng ta, đó là một cái điều tôi mong mỏi mà suốt mấy mươi năm qua tôi đã làm và đang theo đuổi”, chú Hoa Sĩ Hiền bày tỏ.

Được biết, đến nay, 17 giống lúa của chú Hiền từ TC1-TC17 được Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL, Trường Đại học Cần Thơ bảo quản trong kho lạnh, riêng giống TC7 được công nhận đạt chuẩn và được đưa vào ngân hàng giống quốc gia. Chú Hoa Sĩ Hiền – Tổ trưởng Tổ lai giống lúa cộng đồng ấp Tân Phú B, xã Tân An chia sẻ thêm: “Nói riêng sự mong muốn này thì nó có lâu lắm rồi, nhưng mà rất tiếc là không có dịp để nhân rộng được, điều mong muốn của tôi làm sao đó để cho những giống lúa, gạo mà từ tổ cộng đồng tôi lai tạo ra được, để phục vụ trên toàn quốc, chớ tôi không có nói riêng cho 1 tỉnh nào, nhưng mà nơi nào, địa phương nào thấy phù hợp, thì cứ việc sản xuất để rồi là sản xuất kinh doanh gạo hay lúa gì cũng được để chúng ta có được 1 hạt giống gọi là thực sự của người Việt Nam làm ra là phục vụ trên chính mảnh đất người Việt Nam, giúp cho bà con nông dân nơi nào cũng có những giống đặc thù để mà sản xuất cho từng quê hương chứ không riêng một quê hương nào, đó là điều tôi hết sức mong mỏi”.

Những chia sẻ của chú Hoa Sĩ Hiền sẽ có nhiều ý kiến cho rằng mang tính vĩ mô, khó thực hiện, nhưng trên thực tế, suốt hàng chục năm qua, chú Hiền đã “Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” trên mảnh ruộng của mình để nghiên cứu, lai tạo ra 63 giống lúa. Trước hết đã có những giống lúa với tên gọi TC, viết tắt Tân Châu hay SH viết tắt tên gọi của chú Sĩ Hiền đã được công nhận và được đánh giá cao về những đặc tính, đây là cơ sở và minh chứng để ước mong trong thời gian tới của chú Hoa Sĩ Hiền sẽ có giống lúa mới khẳng định thương hiệu gạo Việt Nam trên  trường Quốc tế sớm thành sự thật, mang lại niềm tự hào và khẳng định vị thế của Việt Nam trên thị trường xuất khẩu gạo.

Huyền Thoại (Đài TT Tân Châu)


 
 
 
 
 
Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 

Giải đáp kỹ thuật
Skip portlet Portlet Menu
 
 

Hình ảnh
Skip portlet Portlet Menu
 

Video
Skip portlet Portlet Menu
3 Giảm 3 Tăng - 1 Phải 5 Giảm giúp nông dân An Giang giảm chi phí, tăng thu nhập
Đang tải....