Cổng thông tin điện tử Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Cổng thông tin sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Trang chủ
 
 
 
 
 

Liên kết website
Skip portlet Portlet Menu
 

Dự báo thời tiết
Skip portlet Portlet Menu

Cao Bằng

Cà Mau

Đà Nẵng

Hà Nội:

TP.HCM: 

Huế

Lạng Sơn

Nha Trang

Phan Thiết

Phú Quốc

Quy Nhơn

Sơn La

 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 
 
 
 
 
 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Cây thuốc nam
 
Cam thảo bắc, những lợi ích và lưu ý khi sử dụng (16/07/2024)

Cam thảo bắc đã được du nhập và sinh trưởng tại Việt Nam từ rất lâu, được xem là một vị thuốc thông dụng, không những được sử dụng trong hầu hết các đơn thuốc của Đông y mà còn được Tây y khai thác triệt để các tính năng về dược học.Việc phát hiện và nghiên cứu về đặc tính thực vật, tính năng, công dụng của cam thảo bắc đã mở ra một tiềm năng mới trong y học để điều chế dược phẩm phục vụ sức khỏe  con người.

Cam thảo bắc có nơi còn gọi là cam thảo, bắc cam thảo, sinh cam thảo, quốc lão, lộ thảo...

Tên khoa học Clycyrrhiza uralensis. Họ Đậu (Fabaceae).

Tên cam thảo vì cam là ngọt, thảo là cỏ; cỏ có vị ngọt. Danh pháp Glycyrrhiza, theo nghĩa gốc của chữ Hy Lạp, Glykos là ngọt và riza là rễ. Rễ có vị ngọt. Cây xuất xứ từ vùng núi Uran, dãy núi nằm giữa châu Á và châu Âu, nên có tên Uralensis.

Cây cam thảo bắc thuộc loại đa niên, thân có thể cao tới 1- 1,5 mét. Toàn thân cây có lông rất nhỏ. Lá kép lông chim lẻ, dạng lá hình trứng, đầu nhọn, mép nguyên. Hoa màu tím nhạt. Cây thường mọc hoang nhưng thích hợp ở những vùng đất khô, đất cát, đất giàu canxi. Những nơi đất đen cứng, độ kiềm cao, ẩm thấp thì chất lượng cam thảo bắc kém hơn, nhiều xơ, ít bột, ít ngọt, rễ mọc cong queo.

Cây có thể trồng bằng hạt hoặc thân rễ. Nếu thu hoạch làm dược liệu, phải sau 4 – 5 năm trồng. Chủ yếu lấy rễ. Rễ sau khi đào, rửa sạch, chất thành đống, cho lên men. Lúc này, phần dược liệu có màu sậm hơn.

Trong cam thảo bắc,  người ta đã phân tích thấy 3- 8% glucoza, 2,4 - 6,5% sacaroza, 25 - 30% tinh bột, 0,3 - 0,35% tinh dầu, 2 - 4% asparagin, 11 - 30mg% vitamin C, anbuyminoit, nhựa,… Nhưng hoạt chất chính trong cam thảo bắc là chất glycyrrhizin (glyxyridin) với tỷ lệ 6 - 14%, có khi tới 23%.

Chất glycyrrhizin được nhà bác học người Đức Dobreyner nghiên cứu và chiết xuất từ năm 1819 nhưng mãi đến năm 1843 người ta mới bắt đầu nghiên cứu cấu tạo hóa học của nó và gần đây mới xác định được chính xác.

Theo quan điểm đơn thuần trước đây, cả Tây y lẫn Đông y, đều xem cam thảo bắc như một vị thuốc có tác dụng hỗ trợ, có vị ngọt, làm cho đơn thuốc dễ uống. Nhưng ngày nay, ngành y dược đánh giá cam thảo bắc rất cao vì có khả y năng chữa rất nhiều bệnh như chữa bệnh đau dạ dày, lợi tiểu, tiêu viêm, chữa táo bón, giải độc, chất điều vị tạo ngọt… Ngoài ra nó còn được dùng trong kỹ nghệ thuốc lá, nước giải khát và chế thuốc chữa cháy.

Trong Đông y, cam thảo bắc thuộc nhóm thuốc sứ dược, có vai trò dẫn thuốc đến ổ bệnh để tập trung tác dụng điều trị đồng thời điều hòa các vị thuốc trong một phương thuốc nhằm làm tăng hiệu lực của dược liệu. Cam thảo bắc có vị ngọt, tính bình (sau khi nướng thì tính hơi ôn), vào 12 đường kinh. Có tác dụng bổ tỳ vị, nhuận phế, thanh nhiệt giải độc, điều hòa các vị thuốc. Muốn thanh hỏa thì dùng sống, muốn ôn trung thì nướng. Dùng sống chữa đau họng, ung thư. Bộ phận thường dùng là rễ, thân rễ. Dược liệu có vị ngọt và mùi thơm nhẹ. Có thể sử dụng ở dạng bột mịn, dạng tẩm mật hoặc sấy, phơi khô. Nhiều cách dùng như: Thuốc sắc, bột hòa nước, cao thuốc.  Dùng đơn liều hay phối hợp cùng với các vị thuốc khác.

Một số bài thuốc có hiệu quả:

- Chữa loét dạ dày: Chỉ dùng một vị cam thảo bắc. Bột cam thảo bắc 2 phần, nước cất 1 phần, hòa tan. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 muỗng nhỏ. Không uống lâu quá 3 tuần lễ.

- Chữa tiêu đờm: Kinh giới, cát cánh, bách bộ, mỗi vị 200g, cam thảo bắc 60g, trần bì 100g. Tất các vị đem tán nhỏ, trộn đều. Mỗi ngày uống từ 3 - 9g (hòa nước). Chia thành 3 lần uống trong ngày: Sau 2 bữa ăn và trước khi đi ngủ. Có thể chế biến thành cao lỏng để uống.

- Chữa đau bụng, nôn mửa, bí đại tiện: Cam thảo bắc 4g, đại hoàng cùng với 300ml nước. Nên uống lúc cảm thấy đói.

- Suy nhược thần kinh, tiêu hóa kém ở người già: Cam thảo bắc 2g, hà thủ ô 10g, đại táo 5g, thanh bì 2g, trần bì 3g, sinh khương 3g. Cho vào 600ml nước. Sắc thuốc còn 200ml, chia nhỏ thành 3 - 4 lần uống trong ngày.

- Chữa tỳ vị khí hư: Triệu chứng: Kém ăn, lưỡi nhạt, đại tiện lỏng, mạch yếu, sắc mặt trắng bệch, tay chân bủn rủn. Dùng nhân sâm 8g, bạch phục linh 12g, bạch truật 8g, cam thảo bắc 8g, 3 lát sinh khương, 3 quả đại táo. Tất cả cho vào nồi, đổ 5 chén nước, sắc còn 1 chén. Chia làm 2 lần uống trong ngày.

- Trị chứng bắp thịt co rút gây đau buốt: Bạch thược 16g, cam thảo bắc 16g. Sắc uống. Ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm.

- Giải độc, chữa mụn nhọt: Dùng khi bị trúng độc, phát lở ngứa, trúng độc do thuốc trừ sâu hoặc do ăn uống: Cam thảo bắc, hạt đậu xanh không vỏ, mỗi thứ 20g, đun nước uống trong ngày.

Ngoài ra, cam thảo bắc còn được phối hợp trong các chế phẩm tây dược như: Siro cam thảo Siberia FITO trị ho và bệnh đường hô hấp, đau dạ dày, giảm mỡ máu, chống xơ vữa động mạch; Siro Cam Thảo ILA, hỗ trợ cải thiện chứng đau nhức đầu;  Viên nang Cảm thảo dược, trị cảm cúm, viêm xoang, viêm mũi; Viên Cảm Cúm MDP;  Kẹo Ngậm Thảo Dược trị ho Quayun Thái Lan,…

           Cần phân biệt giữa cam thảo bắc và cam thảo nam. Tuy cùng có tên cam thảo nhưng cả 2 loại này hoàn toàn khác nhau về loài và họ cũng như công dụng điều trị bệnh.

               Mặc dù có cam thảo bắc có nhiều tác dụng hữu ích, tuy nhiên không phải loại dược liệu này không gây hại. Lưu ý khi sử dụng:

            - Không nên sử dụng cam thảo bắc trong thời gian dài. Thường sau 1 liệu trình điều trị, tạm ngưng dùng cam thảo bắc vài ngày, để tránh hiện tượng phù nề, tăng huyết áp, giảm kali trong máu.

            - Không nên sử dụng cam thảo bắc chung với đại kích, nguyên hoa, hải tảo, cam toại.

           -  Không nên sử dụng cam thảo bắc cho phụ nữ đang mang thai, người bị cao huyết áp, táo bón, viêm phế quản, ho nhiều, khó thở.

            - Ở nam giới nếu dùng cam thảo bắc với liều lượng trên 8g/ngày trong thời gian kéo dài sẽ ảnh hưởng tới chức năng sinh lý, giảm miễn dịch, tăng huyết áp và viêm loét dạ dày.

            Trước khi sử dụng, nên tham khảo chuyên gia để liệu trình trị liệu được hiệu quả và an toàn hơn.

Quang Hiển


 
 
 
 
 
Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 

Giải đáp kỹ thuật
Skip portlet Portlet Menu
 
 

Hình ảnh
Skip portlet Portlet Menu
 

Video
Skip portlet Portlet Menu
3 Giảm 3 Tăng - 1 Phải 5 Giảm giúp nông dân An Giang giảm chi phí, tăng thu nhập
Đang tải....