CỔNG THÔNG TIN SỞ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG
nông nghiệp an giang
Thông tin tổng hợp

Định hướng phát triển Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tỉnh An Giang thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

03:00 19/01/2024

Ngày 19/01/2024 tại Hội trường tỉnh An Giang, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang tổ chức Lễ công bố Quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm công bố Quy hoạch tỉnh An Giang để các cấp, các ngành, các tổ chức, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh nắm, hiểu và thống nhất về nhận thức, hành động để triển khai đạt hiệu quả cao nhất Quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1369/QĐ-TTg, ngày 15/11/2023.

          Theo Quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (tại Quyết định số 1369/QĐ-TTg, ngày 15/11/2023), trong đó, mục tiêu đến năm 2030, An Giang là trung tâm nghiên cứu phát triển giống và sản xuất nông nghiệp, thủy sản, dược liệu ứng dụng Công nghệ cao.

Quan cảnh Hội nghị Lễ công bố quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021 -2030

Phương hướng phát triển Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản:

Đổi mới tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi giá trị, hàng hóa quy mô lớn, chất luợng cao, tạo nền tảng vững chắc cho phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. Tập trung phát triển 03 nhóm sản phẩm chủ lực hiện có gồm: lúa gạo; cá tra; rau màu, cây ăn trái và 02 nhóm sản phẩm mới phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh gồm: chăn nuôi bò và nấm ăn, nấm dược liệu. Chú trọng, nghiên cứu phát triển giống nông nghiệp, thủy sản và duợc liệu.

Tích tụ ruộng đất, cánh đồng lớn để hình thành các vùng chuyên canh, vùng sản xuất nguyên liệu hàng hóa quy mô lớn, các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. 

Phát triển các vùng chăn nuôi tập trung ở xa khu dân cư; khuyến khích các cơ sở chăn nuôi ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, bảo đảm an toàn dịch bệnh.

Hình thành các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, ứng dụng công nghệ cao, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Khai thác thủy sản gắn với bảo vệ và phục hồi nguồn lợi thủy sản tại địa phương.

Phát triển lâm nghiệp gắn với quản lý, bảo vệ, phục hồi và nâng cao chất lượng rừng tự nhiên để bảo tồn đa dạng sinh học và cung cấp các dịch vụ môi trường rừng.

Xây dựng trung tâm đầu mối về nông nghiệp gắn với vùng nguyên liệu về thủy sản nước ngọt, trái cây, lúa gạo, kết nối với các trung tâm đầu mối nông nghiệp, thủy sản khác của vùng.

TT

Tên công trình

Địa điểm dự kiến

1

Trung tâm đầu mối về nông nghiệp tại An Giang

Thành phố Long Xuyên

2

Khu phức hợp về nuôi trồng thủy sản và cây ăn trái

Huyện Thoại Sơn

3

Khu nông nghiệp Công nghệ cao tỉnh An Giang (trong đó có: Trung tâm phân phối, chế biến lúa gạo, nông sản, Trung tâm nghiên cứu giống rau, hoa, dược liệu).

Huyện Châu Thành

4

Khu nông nghiệp Công nghệ cao

Huyện Châu Phú

5

Phát triển vùng chuyên canh lúa hàng hóa, chất lượng cao.

Các huyện

6

Phát triển vùng trồng lúa nếp

Huyện Phú Tân

7

Phát triển vùng trồng lúa thơm, lúa Jasmin

Các huyện

8

Phát triển vùng sản xuất và bảo tồn lúa mùa nổi

Huyện Tri Tôn, Huyện An Phú

9

Phát triển vùng sản xuất lúa đặc sản, lúa hữu cơ – lúa Nàng Nhen

Huyện Tri Tôn

10

Phát triển vùng sản xuất lúa chất lượng cao

Các huyện

11

Phát triển vùng sản xuất lúa giống

Các huyện

12

Phát triển vùng sản xuất rau màu

Các huyện Chợ Mới, Châu Phú, An Phú, Châu Thành và các huyện khác

13

Phát triển vùng trồng và khai thác dược liệu

Huyện Tri Tôn, huyện Thoại Sơn và Thị xã Tịnh Biên

14

Phát triển vùng sản xuất cây ăn trái tập trung

Các huyện

15

Phát triển vùng chăn nuôi tập trung

Các huyện

16

Phát triển vùng nuôi trồng thủy sản tập trung

Huyện Châu Phú, huyện Thoại Sơn, huyện Phú Tân, huyện Châu Thành và huyện Chợ Mới

17

Phát triển vùng ươm nuôi giống thủy sản

Huyện Châu Phú, Thị xã Tân Châu, huyện Thoại Sơn, huyện Phú Tân, huyện Tri Tôn và Thành phố Long Xuyên.

18

Vùng khai thác và bảo tồn nguồn lợi thủy sản

Huyện An Phú; sông Vàm Nao, sông Hậu