CỔNG THÔNG TIN SỞ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG
nông nghiệp an giang
Cây thuốc nam

Rau Dừa Nước: “Thần dược” chữa bệnh thận 21/8

10:20 07/01/2021

Rau dừa nước còn có tên thủy long, rau dừa trâu, rau mương bò…. Tên khoa họcJussiaea repens L. Tên tiếng Anh:Red ludwigia, Water primrose. Tên khoa học:Jussiaea repensL. Họ rau dừa (Onagraceae). Ở nước ta, rau dừa nước là loài rau dại mọc hoang ở khắp ao hồ, đầm, ruộng và vùng trũng. Rau dừa nước là loại rau ăn lá rất ngon, rất mát cho cơ thể, đặc biệt có nhiều tác dụng trong việc phòng chữa bệnh. Theo y học cổ truyền, rau dừa nước có vị ngọt nhạt, tính hàn, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tiêu thũng. Thường dùng trị phù thũng, tiểu đục, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu, ho khan, nóng sốt, lên ban sởi, mụn nhọt, áp xe…

               1. Trị các bệnh về thận:

               Công dụng quan trọng nhất của dừa nước là chữa các bệnh về thận: Tiểu đục, tiểu buốt dắt, viêm cầu thận, viêm bể thận, sỏi đường tiết niệu, sỏi mật...

               - Chữa tiểu buốt rắt, tiểu ra máu: Rau dừa nước tươi 200g, sắc nước uống, ngày vài lần.

               - Chữa viêm cầu thận: Rau dừa nước, mã đề mỗi vị 50-100g, sắc uống.

               - Chữa phụ nữ có khí hư màu vàng (do tỳ thận thấp nhiệt): Rau dừa nước, rau mã đề, mỗi thứ 100g, lá trinh nữ hoàng cung 2 lá, sắc uống ngày 3 lần, một đợt 5-7 ngày.

               - Chữa đái rắt, đái buốt, nước tiểu màu đỏ: Rau dừa nước, rau mã đề, cỏ mực, lá đinh lăng mỗi thứ 50g, nấu nước uống trong ngày. Tác dụng: Chống viêm thanh nhiệt, lợi tiểu. Chỉ dùng vài lần là có hiệu quả.

               - Chữa sỏi tiết niệu: Rau dừa nước, rau ngò om (rau ngổ), mỗi thứ 100g sắc nước uống ngày 3 lần, uống nhiều ngày.

               - Chữa nước tiểu đục như nước vo gạo (do thận hư, chức năng của thận bị rối loạn): Rau dừa nước tươi 80 - 100g, nấu nước uống trong ngày, dùng liên tục 10 – 15 ngày.

               Hoặc rau dừa nước (khô) 20g, hoài sơn 12g, sơn thù 10g, đan bì 10g, trạch tả 12g, thục địa 12g, bạch linh 10g, khởi tử 12g, khiếm thực 12g, đỗ trọng 10g, biển đậu 12g, rau má 20g, đinh lăng 16g, cam thảo đất 16g, trần bì 10g. Ngày 1 thang, sắc uống 3 lần trong ngày.

               - Chữa sỏi tiết niệu: Rau dừa nước (khô) 20g, kim tiền thảo 16g, ích mẫu 16g, ké đầu ngựa 12g, đinh lăng 16g, mã đề thảo 16g, trinh nữ 16g, cối xay 16g, lá tre 16g. Ngày 1 thang, sắc uống 3 lần trong ngày. 7 – 10 ngày là 1 liệu trình.

               - Đau vùng hố thận, mi mắt sụp, chân tay phù, tiểu ít: Rau dừa nước (khô) 20g, hương nhu trắng 16g, xa tiền 12g, bạch truật 12g, ngải diệp 16g, sinh khương 6g, quế 8g, kiện 10g, trần bì 12g. Ngày 1 thang, sắc uống 3 lần trong ngày.

               2. Cách chế biến rau dừa nước để chữa bệnh:

               Rau dừa nước có thể dùng ở 2 dạng: Tươi và khô. Ở dạng tươi, sắc uống. Ngọn và lá rau để ăn sống cho mát. Dừa nước còn có thể lưu trữ bằng cách phơi khô cất đi dùng dần những lúc không tiện thu hái.

               Cách làm như sau:Dừa nước lấy về cần loại bỏ phần gốc, rể. Rửa sạch, thái dài khoảng 1,5 - 2cm. Phơi khoảng 4 - 6 nắng.

               Liều lượng dùng hằng ngày:

               - Nếu là rau tươi, dùng 30 - 40g/ngày.

               - Nếu là rau khô, dùng 10 - 20g/ngày.

               - Dùng ngoài, không kể liều lượng.

 

 

Quang Hiển tổng hợp từ nguồn Internet