CỔNG THÔNG TIN SỞ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG
nông nghiệp an giang
Cây thuốc nam

Các bài thuốc từ lá tre

09:00 03/09/2019

               Đã từ rất lâu, cây tre được xem như là người bạn thân thiết của người dân Việt Nam. Tre được biết đến với nhiều công dụng như làm nhà, dùng trong công trình, đan lát,… . Hầu hết các bộ phận của cây tre đều có công dụng, đặc biệt hơn, đó là công dụng chữa bệnh. Lá tre cũng vậy, không có gì bất ngờ khi gọi lá tre là vị thuốc quý. Công dụng chữa bệnh của lá tre được ghi từ cách đây 1500 năm trong cuốn sách “Danh y biệt lục”.

               Cây tre thuộc Bộ Hòa thảo, Phân họ Tre, Tông Tre (Bambuseae). Lá tre có tên gọi chuyên môn theo Đông y là trúc diệp.

               Theo Đông y, lá tre vị ngọt nhạt, hơi cay, tính lạnh. Vào kinh tâm và phế, có tác dụng thanh nhiệt, giải cảm, giải độc, hay được dùng trong các trường hợp mụn nhọt viêm tấy mưng mủ và sốt nóng trong dịch sốt huyết.

               1. Chữa cảm sốt

               - Bài 1: Lá tre 30g, thạch cao 12g, mạch môn 8g, gạo tẻ 7g, bán hạ 4g, nhân sâm 2g, cam thảo 2g. Sắc uống. Chữa cảm sốt, miệng khô khát.

               - Bài 2: Lá tre 16g, kim ngân hoa 16g, cam thảo đất 12g, kinh giới 8g, bạc hà 8g. Sắc uống.                2. Chữa co giật trẻ em: Lá tre 16g, sinh địa 12g, mạch môn 12g, câu đằng 12g, lá vông 12g, chi tử 10g, cương tằm 8g, bạc hà 8g. Sắc uống.

               3. Chữa sởi thời kỳ đang mọc: Lá tre 20g, sài đất 16g, kim ngân hoa 16g, mạch môn 12g, sa sâm 12g, cát căn 12g, cam thảo đất 12g. Sắc uống.

               4. Chữa thủy đậu: Lá tre 8g, liên kiều 8g, cát cánh 4g, đạm đậu sị 4g, bạc hà 3g, chi tử 3g, cam thảo 3g, hành tăm 2 củ. Sắc uống.

               5. Chữa loét miệng: Lá tre 16g, thạch cao 20g, sinh địa 16g, cam thảo Nam 16g, chút chít 12g, huyền sâm 12g, ngọc trúc 12g, mộc thông 8g. Sắc uống.

               6. Chữa viêm cầu thận cấp tính: Lá tre 16g, bồ công anh 20g, bạch mao căn 20g, sinh địa 12g, mộc thông 12g, hoàng bá 12g, hoàng cầm 12g, cam thảo 4g. Sắc uống.

               7. Chữa viêm bàng quang cấp tính: Lá tre 16g, sinh địa 12g, mộc thông 12g, hoàng cầm 12g, cam thảo 6g, đăng tâm thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

               8. Ho khan, đờm sát, cổ họng bị khô và ngứa, rêu lưỡi vàng mỏng: 12g lá tre, 12g rau má, 12g vỏ rễ dâu, 8g quả dành dành đã sao vàng, 8g lá chanh, 6g cam thảo. Dùng khoảng 700-800ml nước sắc còn 250-300ml, chia ra làm 2 lần, uống trong ngày. Cũng có thể tán thô các nguyên liệu trên rồi hãm vào phích nước uống dần.

               9. Viêm màng phổi có tràn dịch: 20g lá tre, 12g vỏ rễ dâu,12g hạt rau đay, 20g thạch cao, 12g hạt bìm bìm, 12g rễ cỏ tranh, 12g thổ phục linh, 12g bông mã đề. Dùng 600ml nước, sắc thuốc đến khi chỉ còn 200ml. Uống hết 1 lần trước bữa trưa 30 phút. Sau đó lại thêm nước, sắc lần thứ  2, dùng để uống trước bữa cơm chiều. Nên uống thuốc kết hợp điều trị cùng với sử dụng kháng sinh thì hiệu quả vô cùng tốt.

               10. Chữa nấc (do nhiệt): Lá tre 20g, tinh tre 20g, thạch cao (nướng đỏ) 30g, gạo tẻ (rang vàng) 20g, bán hạ 8g, mạch môn (bỏ lõi) 16g, tai quả hồng 10 cái. Dùng 800ml nước, sắc chỉ còn 300ml và chia làm 2 lần uống trong ngày.

               Bài thuốc này có tác dụng thuận khí, giáng hỏa, hiệu quả với chứng nấc do nhiệt kèm theo các triệu chứng người bứt rứt, khát nước, miệng hôi, tiểu tiện đỏ sẻn, đại tiện táo kết … Khuyên không nên dùng cho chứng nấc do hàn.

               8. Sốt siêu vi, sốt xuất huyết, mụn nhọt sưng tấy gây sốt: Trúc diệp 12g, hạch cao sống 30g, đại hoàng 8g, gạo tẻ 50g, đậu xanh 60g. Tất cả đem nấu lấy nước, để riêng. Gạo và đậu xanh vo sạch nấu cháo, khi cháo chín cho nước thuốc, đường trắng vừa đủ, đun khuấy đều. Ăn 2 lần trong ngày.

 

Sưu tầm - Tổng hợp