CỔNG THÔNG TIN SỞ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG
nông nghiệp an giang

số điện thoại tiếp nhận
phản ánh kiến nghị về tthc

1

Phòng Tổng hợp - UBND tỉnh

Điện thoại: 02963.957.006

Email: thutuchanhchinh@angiang.gov.vn

2

Tổ kiểm tra công vụ

Điện thoại: 02963.957.049 - 0378.247.247

Email: kiemtracongvu@angiang.gov.vn

đường dây nóng ngành nông nghiệp An Giang

1

Ông Nguyễn Sĩ Lâm (Giám Đốc Sở)

Điện thoại: 0913.979.245

Email: nslam@angiang.gov.vn

2

Ông Lê Hoàng Tâm (Phó Chánh Văn phòng Sở)

Điện thoại: 0919.199.392

Email: lhtam@angiang.gov.vn

Thông tin tổng hợp

Xây dựng “Xã Nông thôn mới kiểu mẫu” đầu tiên của An Giang

05:00 22/01/2024

Xã Định Thành, thành lập vào năm 1979 nằm gần trung tâm hành chính của huyện Thọai Sơn, là xã tương đối đông dân cư với tổng số hộ là 2.901 hộ với 10.627 nhân khẩu, phân bổ không đều, đa phần tập trung đông ở khu dân cư và dọc theo các trục lộ giao thông. Xã có diện tích tự nhiên là 3.483,1 ha, địa hình thấp và bằng phẳng, có nhiều kênh, rạch thuận lợi cho việc giao thông đường thuỷ. Đường bộ có 01 tuyến tỉnh lộ là tuyến lộ 943 dài 8,1km đã tạo điều kiện cho việc thông thương, trao đổi mua bán...Các trục lộ liên xã, liên huyện đã được đầu tư, nâng cấp mở rộng láng nhựa rất thuận lợi cho việc đi lại. Toàn xã có 05 ấp: Hòa Thành, Hòa Long, Hòa Thới, Hòa Tân và Hòa Phú.

Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ có tính chất chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước ta, nhằm phát triển toàn diện chương trình nông nghiệp, nông dân, nông thôn, theo hướng hiện đại, gắn với việc xây nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, giữ gìn nét văn hóa đặc trưng ở nông thôn, rút ngắn khoảng cách giữa thành thị với nông thôn tiến tới mục tiêu nông thôn văn minh.

Trên cơ sở kế thừa và phát huy những thành tựu của xã, các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội hiện có. Từ khi được công nhận danh hiệu “Xã đạt chuẩn nông thôn mới” vào năm 2017 và “Xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao” vào năm 2020, Đảng bộ, chính quyền, cả hệ thống chính trị và nhân dân xã Định Thành đã chung sức giữ vững danh hiệu và quyết tâm duy trì, nâng chất Bộ tiêu chí nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025. Với những kết quả đạt được, trong đó có sự chuyển biến tích cực phát triển nông nghiệp, cơ cấu kinh tế và hình thức sản xuất được tổ chức hợp lý, gắn nông nghiệp với sự phát triển công nghiệp, dịch vụ; tăng thu nhập nâng cao đời sống của nông dân; xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp; giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng, an ninh.

Từ khi được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao đến nay, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn xã phát triển ổn định, kinh tế tăng trưởng nhanh, có sự đột phá bằng các mô hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, tạo sự chuyển biến tích cực trong phát triển nông nghiệp, gắn nông nghiệp với sự phát triển công nghiệp, dịch vụ; thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; cảnh quan môi trường xanh - sạch -  đẹp; an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững và ổn định, cụ thể

Về sản xuất nông nghiệp

Tập trung chuyển dịch tái cơ cấu cây trồng, vật nuôi: Tổng diện tích chuyển đổi cây trồng trên địa bàn xã hiện nay là 129 ha, trong đó: Chuyển 129 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng màu và cây ăn trái; Cải tạo vườn tạp sang trồng vườn cây ăn quả chuyên canh có giá trị kinh tế cao như: Dừa, xoài, quýt, mãng cầu, bưởi, ổi, nhãn, sầu riêng, cà na thái, cam, chanh... Chuyển đổi mô hình chăn nuôi kém hiệu quả sang chăn nuôi heo siêu thịt, bò lai; gà thả vườn, vịt chạy đồng... Đến nay, trên địa bàn xã phát triển đàn heo lên 10.200 con, bò 247 con, gà 4.000 con, vịt 64.000 con.

Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn

Xã đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm góp phần trong việc khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn ở địa phương như thực hiện các chính sách thu hút mời gọi đầu tư, tập trung vào các ngành chính có thế mạnh phát triển (xay xát, chế biến lương thực thực phẩm, may mặc, hàng thủ công mỹ nghệ, cơ khí hàn tiện, vật liệu xây dựng, dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp). Nhiều ngành nghề từng bước thích nghi với sự phát triển của kinh tế thị trường, phát huy tiềm năng, lợi thế và có bước tăng trưởng khá. Qua đó, đã góp phần giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người dân nông thôn.

Về nâng cao thu nhập, giảm nghèo cho người dân

Công tác đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cũng được quan tâm đúng mức, đã mở 8 lớp dạy nghề với 240 lao động tham gia đào tạo. Tỷ lệ nghèo đa chiều giảm hàng năm, hiện toàn xã còn 68 hộ nghèo và hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 2,34%; Thu nhập bình quân đầu người của xã tại thời điểm xét, công nhận xã nông thôn mới kiểu mẫu là 75,093 triệu đồng/người/năm (cao hơn 10,43% quy định thu nhập bình quân đầu người xã nông thôn mới nâng cao năm 2023 là 68 triệu đồng/người); 100% hộ sử dụng điện sinh hoạt đảm bảo an toàn; hộ sử dụng nước sạch đạt tỷ lệ 96,76%, tỷ lệ hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt trên 98,66%.

Mặt trận Tổ quốc và các hội đoàn thể xã tổ chức vận động các nhà mạnh thường quân đóng góp tiền và vật phẩm quy thành tiền: 1.616.235.765 đồng(gồm quà tết và tặng quà đột xuất cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ có hoàn cảnh khó khăn, xây dựng nhà đại đoàn kết, hỗ trợ học sinh, trẻ em mồ côi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn...

Công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, các chính sách xã hội cho đối tượng chính sách, các đối tượng bảo trợ xã hội được chính quyền xã chăm lo chu đáo, giải quyết các chế độ chính sách kịp thời.

Nhân dân tích cực hưởng ứng và tham gia cùng địa phương thực hiện các công trình phúc lợi xã hội, giúp nhau giảm nghèo, tham gia trồng cây xanh, làm hàng rào, cột cờ, đóng góp công sức và tiền của để xã tiếp tục thực hiện chính sách an sinh xã hội, Đền ơn đáp nghĩa và “ Xã hội từ thiện”. Từng hộ dân có ý thức hơn trong việc học nghề, tham gia lao động, vận động con em đi học, giữ gìn vệ sinh môi trường…tham gia xây dựng cảnh quan nông thôn xanh - sạch - đẹp. Nhiều hộ nông dân tích cực tham gia các phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, làm giàu chính đáng. Qua đó xuất hiện nhiều hộ nông dân tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới được các cấp biểu dương điển hình. Các phong trào, các cuộc vận động được triển khai một cách đồng bộ và sâu rộng đến từng hộ dân gồm các cuộc vận động như: Xây dựng gia đình “5 có 3 sạch”; Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam; Xây dựng Đoàn cơ sở “9 chủ động”; Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng...

Hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng các hạng mục đường giao thông, cải tạo hệ thống mương nội đồng. Từ đó, hệ thống giao thông, thủy lợi hoàn chỉnh, hệ thống kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa, đáp ứng yêu cầu sản xuất và phục vụ dân sinh. Diện tích được tưới tiêu bằng hệ thống bơm điện đạt tỷ lệ quy định, diện tích thu hoạch lúa bằng cơ giới đạt 100%, giúp cho xã hoàn thành các tiêu chí, chỉ tiêu về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Thực hiện Quyết định số 1993/QĐ-UBND ngày 11/8/2022 của UBND tỉnh An Giang về việc quy định “Xã nông thôn mới kiểu mẫu” tỉnh An Giang giai đoạn 2021 –2025 và Quyết định số 1131/QĐ-UBND ngày 14/7/2023 của UBND tỉnh An Giang về việc ban hành Hướng dẫn phương pháp xác định, đánh giá mức độ đạt Quy định “Xã nông thôn mới kiểu mẫu” tỉnh An Giang giai đoạn 2021 –2025.

          Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các Sở, ban ngành liên quan tiến hành thẩm định, hồ sơ thủ tục và kiểm tra thực tế các mô hình về lĩnh vực sản xuất kết quả:

Chỉ tiêu: Có vùng sản xuất hàng hóa tập trung đối với các sản phẩm chủ lực của xã, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, kinh doanh hiệu quả và thích ứng với biến đổi khí hậu

Kết quả thực hiện chỉ tiêu: Địa phương xác định cây mít là một trong những loại cây ăn trái chủ lực của địa phương với diện tích hơn 44ha, Mô hình trồng mít thái của cơ sở Nguyễn Hoàng có diện tích canh tác 40ha, tổng doanh thu 10,88 tỷ đồng/năm, giá trị 1ha mít bình quân đạt 272tr/ha/năm, cao gấp 2 lần so với lúa chỉ đạt 134tr/ha/năm. Cơ sở mít Nguyễn Hoàng cũng được cấp giấy chứng nhận cơ sở đạt tiêu chuẩn đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm đồng thời, cấp mã số vùng trồng VN-89-894-30709-1-23. Sản phẩm được ký kết hợp đồng bao tiêu ổn định với doanh nghiệp địa phương.

Chỉ tiêu 1.2: Có hợp tác xã nông nghiệp hoạt động theo Luật Hợp tác xã và thực hiện liên kết sản xuất, kinh doanh có hiệu quả (Quy định ≥ 1).

Kết quả thực hiện chỉ tiêu: Hiện nay, xã Định Thành có 02 Hợp tác xã nông nghiệp (gọi tắt là HTXNN) gồm HTX NN Hòa Tân và HTX NN Định Thành hoạt động theo Luật hợp tác xã. HTXNN Hòa Tân thành lập năm 2020, với 41 thành viên, đến năm 2022, tăng lên 55 thành viên với số vốn góp là 57 triệu đồng, thành viên góp vốn thấp nhất là 1.000.000 đồng, nhiều nhất là 2.000.000 đồng; HTX thực hiện 02 loại hình dịch vụ sản xuất kinh doanh: Cung ứng vật tư nông ngiệp, và liên kết tiêu thụ sản phẩm lúa.

Ngoài ra, hiện nay HTX NN Hòa Tân đang phối hợp cùng thành viên trong HTX và nông dân trên địa bàn xã Định Thành cùng với chính quyền địa phương triển khai xây dụng vùng nguyên liệu đạt chuẩn VietGAP với diện tích 50 ha làm điểm và triển khai nhân rộng, nhằm hướng đến nền sản xuất nông nghiệp bền vững.  Trong thời gian qua, HTXNN Hòa Tân hoạt động có lãi đảm bảo lợi nhuận cho thanh viên. Cụ thể như sau: Năm 2021 tổng lợi nhuận đạt 46.000.000 đồng; năm 2022 tổng lợi nhuận đạt 80.380.000 đồng; và năm 2023 HTX đang hoạt động ổn định, hoạt động dịch vụ của Hợp tác xã đã góp phần làm phát triển sản xuất nông nghiệp trong khu vực, các thành viên và nông dân trong và ngoại xã tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ với doanh nghiệp bảo đảm đầu ra ổn định và bền vững.

Chỉ tiêu 1.3: Các khâu chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp được cơ giới hóa.

Kết quả thực hiện chỉ tiêu: Trong lĩnh vực nông nghiệp áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp giúp tiết kiệm sức người, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm thì lĩnh vực trồng trọt chiếm vị trí quan trọng chủ lực trong việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, máy móc vào quá trình sản xuất tại địa phương: Lĩnh vực lúa được cơ giới hóa (2.750 ha): Làm đất đạt 100%; Gieo trồng; Tưới, tiêu đạt 100%; Chăm sóc đạt 100%; Thu hoạch đạt 100%. Trung bình các khâu đạt 100%. Lĩnh vực rau màu được cơ giới hóa (24ha): Làm đất đạt 91%; Gieo trồng đạt 0%; Tưới, tiêu đạt 100%; Chăm sóc đạt 100%. Trung bình các khâu đạt 72,75%. Lĩnh vực cây ăn trái được cơ giới hóa (104ha):        Làm đất đạt 100%; Gieo trồng 0%; Tưới, tiêu đạt 100%; Chăm sóc đạt 100%. Trung bình các khâu đạt 75%.

Tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa trên địa xã Định Thành trong lĩnh vực nông nghiệp đạt: 82,58% (so với yêu cầu >80%).

          Chỉ tiêu 1.4: Đảm bảo liên kết sản xuất bền vững sản phẩm chủ lực theo chu kỳ liên tiếp

Kết quả thực hiện chỉ tiêu: Toàn xã có 10 tiểu vùng sản xuất với diện tích 2.750 ha trồng lúa, 24 ha rau màu, 105 ha cây ăn trái, và diện tích nuôi thủy sản là 35 ha. Là địa phương có nhiều mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nhiều mô hình liên kết sản xuất trong các lĩnh vực: Trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, cụ thể như: Liên kết sản xuất lúa giống: tổng diện tích liên kết sản xuất tiêu thụ lúa giống xác nhận từ 2021 - 2023 là 2.980,9 ha, Nông dân tham gia liên kết sản xuất tiêu thụ lúa giống xác nhận với các Đại lý trong và ngoài huyện từ năm 2021 - 2023 với diện tích 751 ha, các giống chủ yếu OM18, OM 5451, Đài thơm 8... Liên kết sản xuất lúa chất lượng cao: Nông dân liên kết sản xuất tiêu thụ trực tiếp với Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời, Công ty Agimex từ năm 2021 - 2023 là 1069 ha. Thời gian tới, UBND xã vận động hình thức liên kết này thông qua các tổ chức để dễ tập hợp triển khai các chính sách, và sản xuất theo quy trình chung đảm bảo chất lượng đồng đều theo thỏa thuận của 2 bên. Về chăn nuôi: hoạt động chăn nuôi trên địa bàn xã thực hiện liên kết với Công ty cổ phần Tập đoàn CP chăn nuôi lợn theo quy trình khép kín, quy mô chăn nuôi khoảng 10.000 con/năm, giá bán từ 61.000 - 65.000 đ/kg lợn hơi; Đối với Thủy sản, có 11 hộ diện tích 35 ha nuôi các loại như cá lóc, cá tra, lươn....tất cả đều có đầu ra ổn định, giá trị thủy sản được nâng cao.

Chỉ tiêu 1.5: Có sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên (≥ 2 sản phẩm).

Kết quả thực hiện chỉ tiêu: Thực hiện Đề án Mỗi xã một sản phẩm tỉnh An Giang bắt đầu từ năm 2019 đến nay, qua công tác tuyên truyền lồng ghép với các hoạt động tuyên truyền Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới với các hình thức như: Họp dân, hội nghị, tập huấn, bản tin truyền thanh... Nhờ sự quan tâm lãnh, chỉ đạo, định hướng, hướng dẫn của hội đồng, tổ giúp việc cấp tỉnh và huyện và sự nỗ lực cấp ủy, chính quyền địa phương cùng với công tác tuyên truyền của MTTQ, các đoàn thể và cán bộ phụ trách. Đến nay xã Định Thành có 2 sản phẩm có giấy chứng nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao: Cóc sấy dẻo Thanh Nam và chả cá sốt mayonnaise cơ sở An Khang, góp phần nâng cao chất lượng các sản phẩm, mở rộng thị trường và tăng thu nhập cho người dân đồng thời từng bước hỗ trợ các chủ thể tiếp cận với các kênh bán hàng, sàn giao dịch điện tử để quảng bá, tiêu thụ sản phẩm của địa phương. Trong thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục hỗ trợ, hướng dẫn 2 chủ thể có sản phẩm OCOP 3 sao tiếp tục không ngừng hoàn thiện nâng cao chất lượng sản phẩm để nâng hạng sao, đồng thời tiếp tục tuyên truyền vận động lập danh sách hỗ trợ và sàng lọc các sản phẩm có tiềm năng của địa phương như: Bánh tráng trộn cơ sở Gia Hưng, chả cá bánh mì và chả cá hải sản cơ sở An Khang và  tổ yến chưng của công ty VietSun. Đồng thời vận động cơ sở Trà mãng cầu Thanh Nam thực hiện các thủ tục đánh giá lại đối với Trà mãng cầu Thanh Nam đã hết hạn.

Chỉ tiêu 1.6: Có mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất gắn với ứng dụng công nghệ cao đạt hiệu quả và có thể nhân rộng

Kết quả thực hiện chỉ tiêu: Đến thời điểm hiện nay, tiêu chí về tổ chức sản xuất được xem là điểm mạnh của địa phương do có nhiều mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nhiều mô hình liên kết sản xuất trong các lĩnh vực: Trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản. Trong các năm qua, địa phương luôn đẩy mạnh thực hiện các mô hình sản xuất nổi bật góp phần xây dựng nông thôn mới như mô hình: Trồng sung trong nhà lưới, trồng chanh ứng dụng hệ thống tưới, trồng mãng cầu xiêm gắn với sản phẩm OCOP… trong đó, nổi bật là mô hình nhân giống hoa trong nhà lưới ứng dụng hệ thống tưới phun sương là mô hình đầu tiên được thực hiện tại huyện Thoại Sơn.

Với tổng vốn đầu tư 218 triệu đồng, trong đó kinh phí từ nguồn CTMTQG XD NTM 50 triệu đồng, vốn đối ứng 168 triệu đồng. Tổng diện tích 512m2. Mô hình được trồng trong nhà lưới kết hợp hệ thống tưới phun sương tự động đạt kết quả đánh giá rất khả quan về chi phí nhà trồng sử dụng nhà lưới chi phí thấp, giúp nông dân giảm chi phí đầu tư ban đầu về số lượng và chất lượng đồng đều đạt chuẩn theo yêu cầu về cây giống, giảm tỷ lệ hao hụt, không nhiễm sâu bệnh, hạn chế sử dụng thuốc hóa học...giúp hiệu quả kinh tế tăng cao, sản phẩm được tiêu thụ trong và ngoài tỉnh với giá 700đ/cây giống tổng thu 210 triệu đồng, lợi nhuận 40 triệu đồng/vụ, đồng thời được áp dụng hệ thống tưới phun sương tự động giúp giảm chi phí, tiết kiệm nước, tăng hiệu quả sử dụng nước. Mô hình tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động địa phương.

Với những kết quả đạt được như trên, cùng với sự nổ lực vượt bậc của cả hệ thống chính trị từ xã đến huyện và sự hỗ trợ của các ngành tỉnh liên quan; hy vọng xã Định Thành sớm đạt chuẩn “xã Nông thôn mới kiểu mẫu” đầu tiên của huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang./.

Nguyễn Hoàng Linh – Phó Chi cục trưởng

Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và Thủy sản