số điện thoại tiếp nhận
phản ánh kiến nghị về tthc
1
Phòng Tổng hợp - UBND tỉnh
Điện thoại: 02963.957.006
Email: thutuchanhchinh@angiang.gov.vn
2
Tổ kiểm tra công vụ
Điện thoại: 02963.957.049 - 0378.247.247
Email: kiemtracongvu@angiang.gov.vn
đường dây nóng ngành nông nghiệp An Giang
1
Ông Nguyễn Sĩ Lâm (Giám Đốc Sở)
Điện thoại: 0913.979.245
Email: nslam@angiang.gov.vn
2
Ông Lê Hoàng Tâm (Phó Chánh Văn phòng Sở)
Điện thoại: 0919.199.392
Email: lhtam@angiang.gov.vn
10:45 25/09/2024
Nhằm đánh giá thực trạng sản xuất và định hướng phát triển bền vững ngành hàng cây ăn quả, sáng ngày 24/9 tại Khách sạn Đông Xuyên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) An Giang tổ chức Hội nghị "Liên kết và Xúc tiến, tiêu thụ cây ăn trái tỉnh An Giang 2024". Hơn 150 đại biểu đại diện Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật Lê Văn Thiệt, Phó Tổng thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam Nguyễn Văn Mười, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thị Minh Thúy cùng các doanh nghiệp liên kết thu mua nông sản, Hợp tác xã, Tổ hợp tác, nông dân trong và ngoài tỉnh cùng tham dự.
An Giang diện tích cây ăn trái khoảng 20.00ha, với tổng sản lượng cả năm ước đạt hơn 350.000 tấn và đã được Bộ NN-PTNT cấp 446 mã số vùng trồng xuất khẩu. Trong đó, chủ lực hơn 225.000 tấn xoài, 14.000 tấn chuối, 2.500 tấn nhãn, 11.000 tấn cây có múi, 3.600 tấn sầu riêng và 22.500 tấn mít. Ngành nông nghiệp đã hỗ trợ hình thành nhiều vùng chuyên canh cây ăn trái tập trung, hỗ trợ cấp 514 mã số vùng trồng nội địa và xuất khẩu sang các thị trường: Hoa Kỳ, New Zealand, Úc, Hàn Quốc, Trung Quốc và nhiều quốc gia khác. Bước đầu ngành hàng cây ăn trái tỉnh An Giang đảm bảo nguồn nguyên liệu đủ về số lượng và chất lượng cho các doanh nghiệp cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước.
Nguyễn Văn Mười Phó Tổng thư ký - Hiệp hội rau quả Việt Nam nhiều năm qua việc sản xuất cây ăn trái liên tục tăng trưởng về diện tích, sản lượng, theo thống kê trong năm 2023 có tổng tích 1.249.400 nghìn ha, cho sản lượng khoảng 14 triệu tấn cây ăn trái. Đặc biệt, bên cạnh Trung Quốc, thị trường truyền thống, lớn nhất, nhiều loại trái cây nước ta đã thâm nhập được vào các thị trường lớn, khó tính khác như: Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU... với giá trị xuất khẩu vượt trên 100 triệu USD/thị trường trong năm 2023. Đặc biệt, giá trị xuất khẩu sầu riêng tăng trưởng bứt phá, vượt qua thanh long, vươn lên vị trí số 1 (tăng hơn 5 lần so năm 2022).
Hiệp hội rau quả Việt Nam khuyến nghị đối với tỉnh An Giang, trước nhất là tổ chức lại sản xuất, hình thành các vùng sản xuất cây ăn quả chủ lực tập trung, gắn với phát triển các nhà máy chế biến, kho bảo quản và liên kết thị trường tiêu thụ. Triển khai rải vụ thu hoạch cây ăn trái tránh tập trung chính vụ với sản lượng lớn khó khăn trong tiêu thụ, phát triển nhanh các vùng sản xuất an toàn được chứng nhận VietGAP, GlobalGAP...được cấp mã số vùng trồng. Áp dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất, bảo quản sản phẩm. Đặc biệt, tăng cường quả bá thông qua các sự kiện, lễ hội, hội chợ nông nghiệp, nông sản, trái cây gắn với xây dựng và phát triển thương hiệu chỉ dẫn địa lý trái cây của tỉnh An Giang
Bà Nguyễn Thị Minh Thúy, Phó Chỉ tịch UBND tỉnh An Giang |
Bà Nguyễn Thị Minh Thúy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết, thời gian qua hoạt động xúc tiến cây ăn trái tại địa phương được thực hiện tốt, vùng chuyên canh phát triển với quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Nổi bật là trong năm địa phương đã tổ chức lễ công bố xuất khẩu xoài keo sang thị trường Hàn Quốc và lễ xuất khẩu xoài da xanh hạt lép sang thị trường Úc, Hoa kỳ, Hàn Quốc. An Giang định hướng phát triển vùng chuyên canh cây ăn trái tập trung với quy mô lớn hình thành chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ trái cây nhằm gia tăng giá trị lợi thế cạnh tranh cũng như thúc đẩy sản xuất an toàn, đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và quốc tế.
Theo bà Minh Thúy, giải pháp nâng cao chất lượng cây ăn trái tỉnh An Giang tiếp tục đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, lấy Hợp tác xã, Tổ hợp tác làm nòng cốt để tổ chức sản xuất, liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị, góp phần nâng cao giá trị cây ăn trái trên địa bàn tỉnh. Thúc đầy việc hình thành mối liên kết giữa nông dân và nông dân để thành lập các nhóm sản xuất như: HTX, tổ hợp tác... từ đó, tạo thế mạnh cho việc sản xuất, tiêu thụ cây ăn trái và hạn chế các rủi ro trong khâu tiêu thụ trái cây tại các địa phương.
Triển khai thực hiện các chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển cây ăn trái bền vững theo mô hình sản xuất an toàn VietGAP, GlobalGAP. Mở rộng quy mô chứng nhận theo tiêu chuẩn GlobalGAP, VietGAP nhằm truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa đề nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu, đặc biệt hướng đến kế hoạch mục tiêu 50% diện tích cây ăn trái được cấp mã số vùng trồng giai đoạn 2025-2030. Tập trung thu hút các doanh nghiệp quan tâm đầu tư phát triển vùng nguyên liệu cây ăn trái, liên kết tiêu thụ với nông dân, đầu tư xây dựng nhà máy chế biến các loại trái cây để gia tăng giá trị sản phẩm hàng hóa.
Hướng tới sẽ đánh giá kỹ lưỡng lợi thế tiềm năng để tăng diện tích cây ăn trái. Đây cũng là điều kiện mời gọi các nhà đầu tư thực hiện đúng định hướng của tỉnh mở rộng vùng sản xuất chuyên canh cây ăn trái có quy mô lớn mang lại hiệu quả cao phát triển bền vững.
Trong thời gian tới bà Nguyễn Thị Minh Thúy mong muốn các doanh nghiệp quan tâm đầu tư phát triển vùng nguyên liệu cây ăn trái và đầu tư lĩnh vực sơ chế biến, đóng gói nhằm nâng cao giá trị sản phẩm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương. An Giang cam kết tạo mọi điều kiện cũng như đồng hành cùng quý doanh nghiệp để thúc đẩy lĩnh vực cây ăn trái trên địa bàn tỉnh ngày càng bền vững hơn.
Tại hội nghị, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận các vấn đề liên quan đến chính sách hỗ trợ các Hợp tác xã về sản xuất cây ăn trái, hỗ trợ cấp mã số vùng trồng xuất khẩu. Ngoài ra, chính sách liên kết xúc tiến và tiêu thụ trái cây giữa các doanh nghiệp và hợp tác xã cũng được các đại biểu trao thảo luận sôi nổi. Hội nghị cũng đã thực hiện ký kết bản thỏa thuận ghi nhớ hợp tác giữa các doanh nghiệp và hợp tác xã về việc phối hợp, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt xoài, trái cây có múi...
Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT An Giang Nguyễn Sĩ Lâm |
Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT An Giang Nguyễn Sĩ Lâm tiếp thu ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh và những đóng góp hết sức ý nghĩa của các đại biểu làm nền tảng tiếp tục đẩy mạnh liên kết và xúc tiến tiêu cây ăn trái của tỉnh trong thời gian tới. Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh nhằm có kế hoạch phân công các đơn vị liên quan hỗ trợ doanh nghiệp, Hợp tác xã, nông dân trong việc triển khai thúc đẩy liên kết tiêu thụ cây ăn trái mang lại hiệu quả cao. An Giang có khoảng 10 loại cây chủ lực, Sở Nông nghiệp An Giang phối hợp với các ngành chuyên môn thuộc Bộ NN-PTNT, giới thiệu nhiều doanh nghiệp tham gia liên kết tiêu thụ cây ăn trái của tỉnh.
Bên cạnh đó, Giám đốc Sở NN-PTNT mong muốn các Sở, ban ngành liên quan cùng địa phương tiếp tục quan tâm hỗ trợ các doanh nghiệp, Hợp tác xã, nông dân liên kết để chuỗi giá trị nông sản cũng như chuỗi cây ăn trái thực hiện hiệu quả nhất. Cùng với đó, các doanh nghiệp có kế hoạch chi tiết, điều kiện, tiêu chuẩn các loại cây trái để Sở NN-PTNT làm cơ sở định hướng trong thời gian tới.
Trang Nghiêm