CỔNG THÔNG TIN SỞ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG
nông nghiệp an giang
Nông nghiệp trong tỉnh

Giải pháp dinh dưỡng cho cây lúa

11:45 29/05/2023

Nhu cầu dinh dưỡng hay nói cách khác là các chất dinh dưỡng rất cần thiết, không thể thiếu đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Cùng với các yếu tố năng lượng khác, phân bón cung cấp cho cây là nguồn nguyên liệu để tái tạo ra các chất dinh dưỡng như: tinh bột, chất đường, chất béo, prôtêin… Các yếu tố dinh dưỡng trong phân bón cung cấp cho cây lúa có vai trò khác nhau, với hàm lượng cung cấp khác nhau trong quá trình sinh trưởng, phát triển. Vì vậy việc bón phân, bổ sung dinh dưỡng cho lúa các nhà khoa học nghiên cứu đưa ra những công thức bón phân hợp lý cho từng giống lúa, cho từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển, theo từng điều kiện đất đai, khí hậu...

GS. Tiến sĩ Nguyễn Bảo Vệ nguyên Trưởng Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ đưa ra các giải pháp quản lý dinh dưỡng và nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón cho cây lúa ở ba giai đoạn. Gíao sư nhấn mạnh có hai hệ thống dinh dưỡng cho cây lúa là dinh dưỡng khoáng và dinh dưỡng đường. Do đó cần phải quản lý tốt dinh dưỡng và phân bón ở ba giai đoạn sinh trưởng của cây lúa là giai đoạn đẻ chồi và nuôi chồi sẽ quyết định số bông, đẻ đòng và nuôi đòng quyết định số hạt và giai đoạn đẻ hạt và nuôi hạt sẽ quyết định hạt chắc. Bón phân cho lúa đẻ chồi sớm và đẻ chồi khoẻ, đồng thời cần xác định thời điểm bón phân đón đòng. Phải cho lúa đẻ đủ chồi và đẻ ra chồi Hữu hiệu và trước khi xuống giống phải đo độ pH (pH phải trên 5,5)

TS. Lê Hoàng Kiệt – Trưởng Ban Dự án sản phẩm mới và giải pháp dịch vụ nông nghiệp, phân bón NPK Cà Mau - Công nghệ Polyphosphate và bộ sản phẩm phân bón Cà Mau đem lại cho nông dân giải pháp toàn diện hơn các sản phẩm phân bón có chất lượng cao từ những công nghệ tiên mới tiên tiến và các nhà nghiên cứu các nhà chuyên môn địa phương thực hiện giải pháp hoàn chỉnh làm cơ sở để phổ biến cho nông dân áp dụng các quy trình hoàn thiện chúng ta mới có cơ hội giảm chi phí trong sản xuất, tăng năng suất, tăng hiệu quả kinh tế, giảm ô nhiễm môi trường nhằm phát triển bền vững.

Đánh giá về việc sử dụng phân bón cho ruộng lúa mình, nông dân Nguyễn Đức Huy xã Vĩnh Nhuận Châu Thành cho biết, vụ vừa qua tôi có sử dụng phân bón Cà Mau cho cây lúa, trong quá trình sử dụng cây lúa phát triển tốt, nở bụi nhiều, cứng cây, cứng lá, từ đó Tôi đỡ được chi phí sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nhưng điều quan trọng là lúa cho năng suất hiệu quả cao hơn lúa ngoài mô hình khoảng 200kg/ha. Tôi nhận thấy sản phẩm phân bón Cà Mau uy tín, chất lượng và tôi sẽ tiếp tục sử dụng phân bón Cà Mau.

Còn nông dân Nguyễn Ngọc Thuần xã Nhơn Mỹ, Chợ Mới đã sử dụng phân bón NPK Cà Mau vụ Hè Thu năm 2022-2023, thực hiện mô hình lúa chất lượng cao có liên kết sản xuất. Khi thực hiện Tôi được công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà mau hỗ trợ 40% phân bón, khi sử dụng năng suất cao hơn ruộng đối chứng. Sau khi thu hoạch lại được Công ty AGIMEX mua lúa với giá cao hơn thị trường 200 đồng/kg nên tôi rất vui và an tâm trong sản xuất. Và Tôi mong muốn tiếp tục được Công ty hỗ trợ trình diễn cho nông dân trong toàn tỉnh An Giang.

Chi phí vật tư nông nghiệp trong sản xuất lúa, trong đó phân bón chiếm khoảng 20-30% tổng chi phí. Đây là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả sản xuất. Nhận định về việc nông dân sử dụng phân bón, đặc biệt là giá vật tư nông nghiệp luôn biến động, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông An Giang, Huỳnh Đào Nguyên cho rằng trong thời gian qua giá phân bón tăng cao, tuy nhiên có những loại phân bón kém chất lượng nông dân không nắm rõ và sử dụng dẫn đến chi phí và hiệu quả sản xuất thấp. Do đó, các vụ vừa qua Khuyến nông An Giang cũng đã tiếp cận và trình diễn giới thiệu các loại phân bón, trong đó có phân bón Cà Mau, đây là những thông tin thực tế hữu ích có ý nghĩa rất lớn cho nông dân lựa chọn sử dụng phân bón để giảm chi phí mang lại hiệu quả cao trong đầu tư sản xuất. Hy vọng trong thời gian tới phân bón Cà Mau tiếp tục nghiên cứu hỗ trợ, giới thiệu những sản phẩm mới cho các loại cây trồng khác tiết kiệm chi phí. 

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT An Giang, Trương Kiến Thọ nhận định, những năm gần đây giá lúa tương đối cao và ổn định đã đem đến sự thoải mái, vui tươi cho cho nông dân trồng lúa. Nhưng để nông dân làm giàu từ cây lúa chắc chắn là không thể, với giá trị mỗi ký lúa rất thấp so với cây sầu riêng hoặc cây trồng khác có giá trị cao. Tuy nhiên, những người trồng lúa rất yên tâm về kỹ thuật và không lo lỗ. An Giang, tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương về cơ cấu lại ngành Nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng Nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.

Để sản xuất lúa mang lại hiệu quả cao việc giảm chi phí sản xuất là cần thiết phải thực hiện. Theo thống kê thì có hai chi phí lớn đó là chi phí nhân công và chi phí phân bón. Do đó cần sử dụng và bón phân phù hợp sẽ tiết kiệm chi phí và mang lại lợi nhuận cao cho nông dân. Giảm sử dụng phân bón với ý nghĩa là áp dụng đúng kỹ thuật canh tác, đúng loại phân. Tại An Giang, kết quả điểm trình diễn phân bón Cà Mau các vụ qua là những giải pháp tốt sẽ tiết kiệm chi phí cho nông dân trong giai đoạn tiếp theo. Công nghệ được đầu tư từ nền tảng hiện đại vững chắc, luôn phát triển và đáp ứng theo nhu cầu thị trường. Phân bón Cà Mau đã trở thành thương hiệu Quốc gia và Tôi tin tưởng rằng phân bón Cà Mau là thương hiệu vững chắc và nhanh chống phát triển nhiều quốc gia khác. Với chương trình này sẽ hỗ trợ cho người trồng lúa chất lượng cao gắn kết với nông nghiệp sinh thái sẽ phát triển bền vững.

Trang Nghiêm