số điện thoại tiếp nhận
phản ánh kiến nghị về tthc
1
Phòng Tổng hợp - UBND tỉnh
Điện thoại: 02963.957.006
Email: thutuchanhchinh@angiang.gov.vn
2
Tổ kiểm tra công vụ
Điện thoại: 02963.957.049 - 0378.247.247
Email: kiemtracongvu@angiang.gov.vn
đường dây nóng ngành nông nghiệp An Giang
1
Ông Nguyễn Sĩ Lâm (Giám Đốc Sở)
Điện thoại: 0913.979.245
Email: nslam@angiang.gov.vn
2
Ông Lê Hoàng Tâm (Phó Chánh Văn phòng Sở)
Điện thoại: 0919.199.392
Email: lhtam@angiang.gov.vn
09:00 10/07/2021
Sáng ngày 08/7/2021, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Hội nghị trực tuyến “Sơ kết sản xuất trồng trọt vụ Hè Thu; Triển khai kế hoạch sản xuất vụ Thu Đông và vụ mùa năm 2021 tại các tỉnh thành Nam Bộ”. Đến dự có Thứ trưởng Bộ NN&PTNT – Lê Quốc Doanh; Bộ Trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan chủ trì hội nghị.
Theo báo cáo của Cục Trồng trọt, các địa phương bố trí sản xuất tương đối hợp lý, lịch thời vụ chuyển đổi phù hợp với điều kiện từng vùng sinh thái, nên sản xuất tương đối thuận lợi. Vụ Hè Thu 2021, toàn vùng Nam bộ xuống giống gần 1,6 triệu ha, giảm 11 ngàn ha, năng suất ước đạt 56,5 tạ/ha, tăng 1,4 tạ/ha, sản lượng ước đạt hơn 9 triệu tấn, tăng 120 ngàn tấn so với Hè Thu 2020. Diện tích vụ Hè Thu giảm chủ yếu do chuyển đổi sang trồng rau màu hằng năm, cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản có hiệu quả kinh tế cao hơn và nhu cầu nguồn nước tưới ít hơn so với trồng lúa. Diện tích chuyển đổi cây trồng trên đất lúa ước đạt trên 27 ngàn ha, trong đó chuyển đổi cây hằng năm gần 21 ngàn ha. Chuyển đổi chủ yếu là cây ngắn ngày như bắp, đậu phộng, đậu nành và đậu các loại và một số cây ăn quả như cam, bưởi, thanh long, mít. Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ nông sản vẫn còn khó khăn trong tình hình dịch Covid ngày càng phức tạp, giá giảm mạnh người sản xuất không có lãi. Song song đó, do giá vật tư và dịch vụ nông nghiệp tăng và nguồn lao động khan hiếm dẫn đến giá thành tăng làm ảnh hưởng đến lợi nhuận.
Phát biểu chỉ đạo Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT – Lê Minh Hoan, trong thời gian tới cần tập trung giữ vững năng suất sản lượng đáp ứng yêu cầu tăng trưởng của từng tỉnh và toàn vùng về lương thực, đảm bảo an ninh lương thực, trong mọi tình huống thiên tai, bất lợi diễn ra trong và ngoài nước. Nhân rộng các mô hình gieo trồng mới, hiệu quả, tiết kiệm với mục tiêu giảm giá thành chủ động đối phó với diễn biến giá cả thị trường. Ông yêu cầu rà soát và xem xét nguyên sự chênh lệnh giá thành sản xuất cho 1 kg lúa giữa các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long.
Cũng theo Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT yêu cầu các địa phương cần tập trung chiến lược phát triển sản xuất đi vào chiều sâu, ứng dụng tiến bộ Khoa học công nghệ tạo ra sản phẩm nông nghiệp gia tăng giá trị kinh tế. Để thích ứng sự thay nhu cầu thị trường cần tư duy xác định sản xuất theo thị hiếu người tiêu dùng. Điều đó, phải xác định chuyển tư duy sản xuất nông nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp. Tư duy sản xuất lấy sản lượng làm mục tiêu, tư duy kinh tế lấy giá trị gia tăng làm mục tiêu và trồng trọt phải theo chuỗi ngành hàng từ khâu giống, phân bón, khoa học công nghệ, bảo quản, chế biến và đặc biệt là thị trường.
Để phát triển nông nghiệp bền vững trong thời gian tới, Ông cũng yêu cầu địa phương các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long không những tập trung sản xuất giữ vững sản lượng mà phải quan tâm chuẩn hóa chi phí đầu vào so sánh và đối chiếu chi phí chênh lệch giữa các tỉnh liền kề với nhau nhằm xác định lại mức đầu tư sao cho thấp nhất nhưng sản lượng và chất lượng phải tối đa. Bộ Nông nghiệp và PTNT xác định sản xuất phải gia tăng lợi ích giá trị kinh tế, không chạy theo năng suất và cần tập trung theo hướng đa ngành trên cùng một đơn vị diện tích đất. Hiện Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều mô hình đan xen thích ứng biến đổi khí hậu như Lúa - Tôm, lúa - vịt -cá, lúa – sen…. mang lại hiệu quả kinh tế hơn so với trồng lúa. Do đó các địa phương cần tập trung tìm kiếm những mô hình mới phù hợp với điều kiện vùng, đáp ứng được nhu cầu thị trường và đặc biệt sản xuất phải tối ưu hóa chi phí, tối đa hóa lợi nhuận. Bộ trưởng cũng xác định 2 mục tiêu quan trọng trong thời gian tới cho nông nghiệp là phải: (1) Tăng đầu ra (2) Giảm đầu vào. Qua đó cần đẩy mạnh xúc tiến các sản phẩm và cân nhắc khi cung ứng đầu vào để nông nghiệp ngày càng bền vững.
Trang Nghiêm