số điện thoại tiếp nhận
phản ánh kiến nghị về tthc
1
Phòng Tổng hợp - UBND tỉnh
Điện thoại: 02963.957.006
Email: thutuchanhchinh@angiang.gov.vn
2
Tổ kiểm tra công vụ
Điện thoại: 02963.957.049 - 0378.247.247
Email: kiemtracongvu@angiang.gov.vn
đường dây nóng ngành nông nghiệp An Giang
1
Ông Nguyễn Sĩ Lâm (Giám Đốc Sở)
Điện thoại: 0913.979.245
Email: nslam@angiang.gov.vn
2
Ông Lê Hoàng Tâm (Phó Chánh Văn phòng Sở)
Điện thoại: 0919.199.392
Email: lhtam@angiang.gov.vn
11:00 21/11/2022
Sự nhiệt huyết của tuổi trẻ, ham học hỏi, cùng sự ủng hộ từ gia đình giúp cô giáo mầm non Nguyễn Thi Hoàng Oanh tạo động lực thực hiện mô hình trồng nấm bào ngư ứng dụng công nghệ cao.
Cô sinh năm 1998, ngụ tại khóm Long Châu, phường Long Châu, thị xã Tân Châu, An Giang. Tình cờ tham quan mô hình trồng nấm bào ngư xám ở xã Tân An, thị xã Tân Châu do người thân thực hiện sinh lòng đam mê, yêu thích. Với lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ, ham học hỏi, sự ủng hộ, tạo điều kiện từ gia đình giúp cho Cô thêm động lực thực hiện theo sở thích của mình đó chính là mô hình trồng nấm bào ngư ứng dụng công nghệ cao.
Do mới vào nghề, Cô Nguyễn Thị Hoàng Oanh phải thuê người thiết kế nhà trồng, hàn kệ sắt, lắp đặt hệ thống phun tưới tự động, Cô bắt đầu trồng khoảng 6.000 bịt phôi. Vụ đầu tiên trồng 6.000 bịt phôi, sau 4 tháng thu hoạch, đến cuối vụ sản lượng thu hoạch được khoảng 1,3 – 1,4 tấn/6.000 bịt phôi (từ tháng 12 – tháng 3 năm 2021) giúp Cô có thêm thu nhập khá ổn định. Sản phẩm cung ứng chợ đầu mối Châu Đốc bao tiêu với giá 30 - 35 nghìn đồng/kg, bán lẽ cho bà con tại địa phương giá khoảng 34 – 40 nghìn đồng/kg. Trong mùa dịch đầu ra nấm bào ngư vẫn ổn định, xe tải đến tận nơi lấy hàng giá vẫn 30 - 35 nghìn đồng/kg, Cô cho biết thêm.
Theo Cô Oanh, loại nấm này rất phù hợp với điều kiện khí hậu ở địa phương, dễ trồng, ít công chăm sóc, thời gian thu hoạch nhanh, chi phí đầu tư không lớn, cho lợi nhuận khá … chú ý trong nghề trồng nấm bào ngư muốn đạt năng suất như mong đợi người trồng phải biết che chắn phôi nấm, canh thời tiết tạo đủ ẩm độ. Cô thiết kế giàn phun tưới hẹn giờ tự động, bét tưới dạng phun sương 1 giờ cho tưới 1 phút tùy theo thời tiết, tưới từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều để giữ ẩm độ cho nhà nấm. Hằng ngày phân loại những bịt nấm bị móc, quá ẩm, cho năng suất thấp mang ra ngoài để riêng, xử lý phôi loại thải bằng vôi bột để khử trùng mầm bệnh. Sau khi thu hoạch nấm để nơi thoáng mát, khô ráo và có quạt gió cho nấm không bị vàng, không bị ướt nhũng. Nấm để ngoài môi trường tự nhiên giữ được 2 – 3 ngày sau khi thu hoạch.
Hiện tại 27.500 bịt phôi, đợt đầu tiên thu hoạch được khoảng 700kg, rồi giảm dần còn 500kg, xuống còn 250kg thì vệ sinh cổ phôi, đậy nấp lại ủ tơ, không tưới. Khi thấy tơ ra đạt thì sốc lạnh để kích nấm, sau đó mở nấp phôi ra, tưới đủ ẩm liên tiếp 4 ngày để đón hái nấm. Nếu kích vào buổi tối thì nấm sẽ ra rộ cho thu hoạch vào buổi tối, nếu kích vào buổi sáng thì nấm sẽ ra rộ cho thu hoạch vào buổi trưa. Khi nấm ra chỉ phun đủ ẩm cho nấm phát triển, không thiếu nước, không dư thừa nước thì tai nấm mới tốt, bảo quản được lâu, không bị giòn, hái không bị gãy, không thiếu nước nứt tai nấm. Sắp tới đây Cô chuẩn bị nấm cho thị trường Tết Nguyên Đán sắp tới, thu hoạch nấm vào ngày 26 – 28 tết. Ngày 29 tết vệ sinh bịt phôi, nhà trồng rồi đống nút lại.
Cô Oanh tâm sự, ước mong thị trường biết đến loại nấm sạch này nhiều hơn. Với tin thần ham mê học hỏi, tìm hiểu những ứng dụng cộng với lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ, mong ằng Cô sẽ gặt hái được nhiều ết quả khả quan, góp phần cùng địa phương phát triển kinh tế nông nghiệp trên mãnh đất quê hương Tân Châu quê lụa màu mỡ này, có thêm thu nhập tốt cho gia đình và xã hội.
Nguyễn Ngọc Phong - Trạm Khuyến nông thị xã Tân Châu