Cổng thông tin điện tử Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Cổng thông tin sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Trang chủ
 
 
 
 
 

Liên kết website
Skip portlet Portlet Menu
 

Dự báo thời tiết
Skip portlet Portlet Menu

Cao Bằng

Cà Mau

Đà Nẵng

Hà Nội:

TP.HCM: 

Huế

Lạng Sơn

Nha Trang

Phan Thiết

Phú Quốc

Quy Nhơn

Sơn La

 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 
 
 
 
 
 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Thơ Ca
 
Hương vị bánh tét ngày xuân (24/11/2016)
Mỗi khi Tết đến, ai đi đâu xa trăm núi ngàn sông cũng trở về sum họp với gia đình. Cũng giống như bánh chưng miền Bắc, bánh tét luôn đứng đầu danh sách thực phẩm mọi nhà ngày Tết bởi trước tiên nó là món ăn truyền thống không thể thiếu được vào dịp xuân về, là nét văn hóa ẩm thực tiêu biểu của người Việt ở Nam bộ nói chung và miền Tây nói riêng. Đây là, loại bánh ngon, bổ dưỡng, hợp khẩu vị cư dân nền văn minh lúa nước để cúng tạ ơn trời đất, tạ ơn ông bà tổ tiên, kế là biếu bà con lối xóm, sau cùng để ăn cho ba ngày Tết.
Responsive image
 

Để có nồi bánh tét đêm ba mươi, cả nhà phải bận rộn trước đó hàng tuần. Trước tiên là chọn mua lá chuối, nếp, đậu, mỡ, thịt… Về nguyên liệu nhân bánh cũng rất đa dạng: nhân đậu đem, đậu xanh trộn đường, nhân thịt, nhân chuối…dành cho người ăn chay, bánh tét mặn thường có đậu xanh thịt mỡ, tôm khô thịt nạc…nói chung là từ tập quán, sản vật của địa phương nên cách chế biến có khác nhau chút ít theo thói quen khẩu vị. Ngày gói bánh từ sáng sớm mọi người đã chia nhau công việc của mình, người khéo tay nhất sẽ lo việc xào nếp, làm nhân, những người còn lại kẻ lau lá, xé lạt, người chuẩn bị nồi nước thật to để nấu bánh. Tiếp đến là bày ra cho mọi người xúm xít gói bánh, vừa gói bánh vừa râm ran bao nhiêu là chuyện về Tết, về những kỷ niệm, những người thân xa quê…Có thể nói hôm ấy là ngày vui nhất trong nhà vì mọi người quây quần bên nhau trò chuyện. 

Ai đã từng ngồi canh giữ nồi nước thì chắc không thể quên được hình ảnh bập bùng của lò nấu bằng củi với âm thanh tí tách, cái háo hức mong đợi khi bánh được vớt khỏi nồi nước luộc và cái hơi nóng tỏa ra làm ấm cả gian nhà bếp. Đó là cảm giác của ngày tết sắp về ở từng gia đình. Độ chừng 3 đến 4 tiếng, người ta vớt bánh ra khỏi nồi nước, treo thành từng xâu trên cái đòn dài của nhà bếp để bánh ráo nước và tránh sự dòm ngó của lũ mèo, chuột. Hai đòn cột thành một cặp, có dây quai để xách cho tiện, khi cần làm quà tặng bà con một cặp vừa đẹp, vừa hợp với tập quán vì năm mới phải đủ đôi, chẵn cặp, ý chúc cho vợ chồng hạnh phúc thịnh vượng

Ngày Xuân, mọi thành viên trong gia đình về đoàn tụ và được thưởng thức những khoanh bánh tét thơm ngon mới thấy hết giá trị của không khí gia đình truyền thống và ý nghĩa Tết cổ truyền của dân tộc. Màu xanh của lá, mùi thơm của nếp, của lá dứa, vị ngọt bùi của nhân đậu, thịt sẽ là hương vị đậm đà khó quên cho mỗi người.

 

Thúy Vân

Đài Truyền thanh huyện Thoại Sơn

Thơ: Xuân về (16/01/2017)

 
 
 
 
 
Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 

Giải đáp kỹ thuật
Skip portlet Portlet Menu
 
 

Hình ảnh
Skip portlet Portlet Menu
 

Video
Skip portlet Portlet Menu
3 Giảm 3 Tăng - 1 Phải 5 Giảm giúp nông dân An Giang giảm chi phí, tăng thu nhập
Đang tải....