Lúc 15 giờ 40 phút trên số liệu ra đa Nhà Bè xuất hiện vùng phản hồi vô tuyến có cường độ mạnh (cường độ phản hồi vô tuyến cực đại khoảng 37 dBz, đỉnh PHVT ở độ cao khoảng 11 km) trên khu vực các tỉnh: An Giang, Đồng Tháp… Vùng phản hồi này di chuyển theo hướng Tây Nam đi Đông Bắc với vận tốc khoảng 15 km/h và đang gây ra mưa giông cho khu vực nói trên.
Hồi 01 giờ ngày 15/7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,5 độ Vĩ Bắc; 112,7 độ Kinh Đông, ngay trên khu vực vùng biển quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 8-9. Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10km và tiếp tục mạnh thêm.
Do ảnh hưởng của bão số 2, trên đất liền các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh đã có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10-11 (Diễn Châu, Cửa Hội cấp 8, giật cấp 10; Quỳnh Lưu, Vinh cấp 7, giật cấp 10; Hoành Sơn cấp 7, giật cấp 11). Vùng biển ven bờ có gió mạnh cấp 8, giật cấp 12 (đảo Hòn Ngư). Vùng ven biển từ Nam Định đến Thanh Hóa có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9 (Văn Lý cấp 7, giật cấp 8; Yên Định, Tĩnh Gia cấp 6, giật cấp 8-9). Ở ven biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Quảng Bình có gió giật cấp 6-7.
Do ảnh hưởng của bão số 2, từ ngày 16-18/7/2017, một số khu vực trên địa bàn tỉnh An Giang đã xảy ra mưa lớn kèm theo giông, lốc gây thiệt hại nhiều nhà cửa và tài sản của người dân. Thiệt hại về người: không có. Thiệt hại về nhà cửa: 87 căn. Ước thiệt hại khoảng 993,2 triệu đồng.
Hồi 04 giờ ngày 23/07, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 17,8 độ Vĩ Bắc; 111,2 độ Kinh Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 150km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60km/giờ), giật cấp 8-9. Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển chậm theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 5km và có khả năng mạnh lên thành bão.
Trong 24 giờ qua, bão số 4 hầu như không dịch chuyển. Hồi 04 giờ ngày 24/07, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,3 độ Vĩ Bắc; 111,2 độ Kinh Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 150km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 9-10. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chậm theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 5km.
Hiện nay (26/07), ở khu vực giữa và Nam biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển Bình Thuận đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang và Vịnh Thái Lan đang có mưa rào và giông mạnh. Dự báo trong ngày và đêm nay (26/07) và trong khoảng 2-3 ngày tới, do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới đi qua khu vực giữa Biển Đông kết hợp với gió mùa Tây Nam nên ở khu vực giữa và Nam biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển Bình Thuận đến Cà Mau có mưa giông.
Với sự vào cuộc mạnh mẽ của cơ quan chức năng tỉnh An Giang, việc khai thác thủy sản trái phép trên địa bàn tỉnh có dấu hiệu giảm trong những tháng đầu năm 2017. Tuy nhiên, lợi dụng ngày lễ, ngày nghỉ, địa bàn giáp ranh với Đồng Tháp, Cần Thơ, nhiều ngư dân vẫn sử dụng cào điện, xung điện đánh bắt thủy sản theo kiểu tận diệt. Cách khai thác này chẳng khác nào phá “chén cơm” của ngư dân khác trong mùa lũ.
Vào lúc 01 giờ, ngày 28/7/2017, tại ấp Vĩnh Khánh, xã Vĩnh Hòa (thị xã Tân Châu) đã xảy ra 01 vụ sạt lở đất bờ sông Tiền với chiều dài khoảng 40 mét, ăn sâu vào đất liền 10 mét, đây là vụ sạt lở lần thứ hai, kể từ đầu mùa lũ đến nay. Mặc dù, không có ảnh hưởng về người, nhưng đã đe dọa nhà cửa của 1 hộ dân đang sinh sống cần phải di dời khẩn cấp đến nơi an toàn.
Theo lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Mới cho biết, do ảnh hưởng của cơn bão và xuất hiện nhiều cơn mưa lớn trên địa bàn huyện trong mấy ngày vừa qua, đến nay Chợ Mới có 8 căn nhà bị sập và tốc mái ở xã An Thạnh Trung, Kiến Anvà thị trấn Chợ Mới. Bên cạnh đó còn làm ảnh hưởng 44,1ha, mức độ bị ảnh hưởng từ 30 -70% chủ yếu đổ ngã ngập úng. Trong đó cây lúa bị thiệt hại 43,6ha, màu 0,5ha, chủ yếu ở xã Nhơn Mỹ. Ước tổng thiệt hại ban đầu khoảng 100 triệu đồng.