Giai đoạn 2024-2025 An Giang sẽ nâng cấp, mở rộng các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ cá tra thương phẩm theo hướng hoàn thiện liên kết chuỗi giá trị từ con giống, nuôi thương phẩm, chế biến, tiêu thụ. Dự kiến diện tích nuôi cá tra thương phẩm đạt 1.500-1.600 ha . Phát triển các mô hình nuôi ứng dụng công nghệ cao, tiên tiến, thân thiện môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.
|
Hiện nay, thành lập được 01 chuỗi liên kết ương dưỡng giống giữa Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn và Chi hội Nghề nuôi thủy sản Phú Thuận, ký kết hợp tác liên kết tiêu thụ giống cá tra. Đến năm 2025, phối hợp các doanh nghiệp tham gia liên kết như Tập đoàn Sao Mai, Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn, Công ty cổ phần Nam Việt, Công ty cổ phần Agifish, Công ty cổ phần Biển Đông, Công ty cổ phần CP, Công ty Việt Thắng, Công ty XNK Nông sản thực phẩm An Giang (Afiex), ... Các hình thức liên kết gồm: (1) Nuôi đầu tư thức ăn và thu mua cá nguyên liệu: Doanh nghiệp đầu tư thức ăn và cam kết thu mua lại cá khi đến kỳ thu hoạch, người nuôi đầu tư các phần chi phí còn lại; (2) Nuôi gia công sản phẩm (theo hợp đồng gia công): Doanh nghiệp hỗ trợ tiền mua giống, khoán hệ số thức ăn, đến khi thu hoạch công ty chủ động bắt cá. Đối với các hộ nuôi liên kết, người nuôi ổn định hơn trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Diện tích liên kết tiêu thụ chuỗi cá tra thương phẩm hiện nay đạt 1.072 ha, chiếm 87,6% diện tích nuôi toàn tỉnh, trong đó diện tích vùng nuôi doanh nghiệp 778,6 ha, 9 chuỗi liên kết với 99 cơ sở nuôi liên kết, diện tích 293,8 ha.
Diện tích đã và đang chứng nhận các tiêu chuẩn nhận Quốc tế ASC, BAP, Global GAP và VietGAP 313,2 ha (trong đó tiêu chuẩn ASC/BAP và chứng nhận khác 252,1 ha, chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGap đạt 61,1 ha), sản lượng khoảng 200.000 tấn/năm, chiếm 25,6% diện tích nuôi Cá Tra toàn tỉnh, trong đó các cơ sở nuôi cá tra thương phẩm đã và đang chứng nhận tiêu chuẩn Quốc tế ASC/BAP: Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn, Công ty cổ phần thủy sản NTSF, Công ty cổ phần Nam Việt, Tập đoàn Sao Mai, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang, Công ty cổ phần thủy sản Lộc Kim Chi, Công ty cổ phần thực phẩm Hưng Phúc Thịnh, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Mỹ với diện tích 253,1 ha, sản lượng đạt khoảng 87.000 tấn. Các cơ sở sản xuất giống đạt chứng nhận Quốc tế BAP, Global GAP tăng đángkể, với diện tích 60,1 ha, năng lực sản xuất khoảng 4.300 con giống/năm.
|
Đồng thời xây dựng An Giang trở thành trung tâm sản xuất giống cá tra của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trên cơ sở thực hiện “Đề án Liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao vùng ĐBSCL tại An Giang”. Trong đó, nghiên cứu củng cố, nâng cấp, mở rộng quy mô Trung tâm Giống Thủy sản để đảm bảo năng lực cung ứng giống cá tra cấp vùng, đồng thời, chủ động nguồn giống bố mẹ, xử lý và quản lý tốt nguồn nước, điều kiện môi trường, tăng tỷ lệ sống của cá bột đảm bảo giá thành cạnh tranh, bên cạnh đó, phát triển các giống thủy sản tiềm năng khác có giá trị kinh tế cao như tôm càng xanh toàn đực, lươn đồng,...
Để đạt được kế hoạch tỉnh sẽ xúc tiến và mở rộng hơn nữa thị trường sản phẩm ngành hàng cá tra ở các thịtrường Mỹ, EU, Trung Quốc và ASEAN với thị phần chiếm từ 50% - 60%. Đồng thời,đẩy mạnh xúc tiến sản phẩm cá tra tiêu thụ thị trường nội địa, phấn đấu đến năm 2025đạt 8% - 10%. Ngoài ra, Đầu tư phát triển các hình thức sản xuất nuôi trồng thủy sản theo liên kết chuỗi giá trị, theo sản xuất thủy sản kinh tế tuần hoàn gắn với thị trường tiêu thụ. Đồng thời, tăng cường ứng dụng các công nghệ mới trong quản lý, tổ chức sản xuất thủy sản. Khuyến khích tập trung đầu tư lĩnh vực nghiên cứu khoa học xây dựng công thức thức ăn cho một số loài nuôi mới có giá trị kinh tế cao; nghiên cứu phát triển men vi sinh, chế phẩm sinh học, sản phẩm nguồn gốc thảo dược để phục vụ phát triển nghề nuôi trồng thủy sản của tỉnh và khu vực ĐBCSL. Đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu trong lĩnh vực thủy sản theo hướng chuyển đổi số, làm cơ sở phục vụ công tác quản lý (bản đồ số hóa về phân bố, thành phần loài, nguồn lợi thủy sản tự nhiên của tỉnh, bản đồ số hóa vùng nuôi thủy sản tập trung; bản đồ dịch tễ kiểm soát, phòng chống dịch bệnh thủy sản, …)
Song song đó, kêu gọi đầu tư phát triển doanh nghiệp chế biến thủy sản với công nghệ tiên tiến, quy mô công nghiệp, tận dụng tối đa phế phụ phẩm để gia tăng giá trị trong chế biến thủy sản. Khuyến khích đầu tư phát triển công nghệ, thiết bị sơ chế, bảo quản, các kho lạnh, bảo quản ngay tại các vùng sản xuất chuyên canh thủy sản tập trung nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch và đảm bảo chất lượng nguyên liệu, đáp ứng tốt các yêu cầu của thị trường tiêu thụ. Thu hút đầu tư vào phát triển và ứng dụng công nghệ vệ tinh, viễn thám, GIS, GPS… vào quản lý, kiểm soát khai thác, bảo tồn, bảo vệ nguồn lợi và môi trường sống của các loài thủy sinh. Thu hút đầu tư các dịch vụ hậu cần về chế biến thủy sản, cơ sở kiểm nghiệm, kiểm định trong các khu sản xuất giống, vùng nuôi chuyên canh tập trung.
Nguồn: Kế hoạch số 576/KH-UBND
Kim Trang