Invalid configuration found. Please contact your administrator.
Web Content Viewer
Lâm nghiệp
Lễ ra quân trồng cây đầu dòng và cây lâm nghiệp tại Di tích Văn hoá Óc Eo
(31/10/2020)
Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 28/11/1959 về trồng cây, trồng rừng. Đồng thời, thực hiện công văn số 948/UBND-KTN ngày 13/9/2020 của UBND tỉnh An Giang về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2020. Thực hiện Kế hoạch số 296/KH-BQL ngày 20/10/2020 của Ban Quản lý Di tích Văn hoá Óc Eo tỉnh An Giang về việc trồng cây đầu dòng và cây lâm nghiệp tại thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn. Ngày 27/0 /2020, tại Ban Quản lý Di tích Văn hóa Óc Eo tỉnh An Giang đã tổ chức lễ ra quân trồng cây đầu dòng và cây lâm nghiệp tại khu di tích. Thành phần tham dự có đại diện các Sở, ngành và chính quyền địa phương, đặc biệt là các Đoàn viên thanh niên tại địa phương sẽ hỗ trợ Ban Quản lý Di tích trong việc trồng cây.
Việc thực hiện trồng cây đầu dòng, cây lâm nghiệp sẽ góp phần bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tạo cảnh quan sinh thái xanh và sạch đẹp, thu hút khách trong và ngoài nước đến tham quan du lịch trong hiện tại và tương lai. Đồng thời, việc tổ chức phát động trồng cây này sẽ gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2015 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, trong tình hình dịch Covid – 19 thì việc tổ chức trồng cây phải đảm bảo công tác phối hợp giữa các bên đạt hiệu quả; tránh phô trương, hình thức; chú ý phòng chống tốt dịch Covid – 19 trong lễ ra quân và quá trình tổ chức trồng cây.
Theo kế hoạch của việc trồng cây tại các vùng đệm của Khu di tích Óc Eo - Ba Thê cụ thể như sau:
- Trồng cây ăn quả đầu dòng tại các điểm:
+ Di tích Giồng Cát: Điểm 1 trồng 100 cây sầu riêng. Điểm 2, trồng 100 cây chúc. Điểm 3, trồng 100 cây mãng cầu,. Điểm 4, trồng 30 cây vú sữa.
+ Di tích Giồng Trôm: Trồng 100 cây xoài Thanh ca đen.
- Trồng cây lâm nghiệp tại các điểm: Xung quanh di tích Gò Cây Thị: 500 cây bằng lăng. Di tích Giồng Cát, 2.000 cây giáng hương. Di tích Gò Óc Eo:, 1.000 cây dầu rái. Di tích Gò Sáu Thuận: 1.000 dầu rái. Di tích Linh Sơn Bắc: 1.500 cây gõ đỏ.
Thời gian tiến hành việc trồng cây: Từ ngày 27/10/2020 - 06/11/2020 tại các vùng đệm của khu di tích.
ThS. Nguyễn Trung Thành - Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang
Từ đầu năm đến nay, kinh tế trong nước tiếp tục chuyển biến tích cực, GDP ước tính tăng 6,98% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất trong 9 năm trở lại đây. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp. Ngành công nghiệp tăng trưởng khá, đạt 11,37%, và công nghiệp chế biến, chế tạo luôn giữ vai trò chủ chốt. Tuy nhiên, do bị tác động, ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, nên ngành nông nghiệp cả nước đạt mức tăng trưởng thấp, trong đó, bệnh dịch tả heo châu Phi đã gây thiệt hại nặng nề.
Ngày 8/10/2019, Sở Nông nghiệp và PTNT An Giang tổ chức Hội nghị sơ kết ngành nông nghiệp 9 tháng đầu năm và phương hướng 3 tháng cuối năm 2019. Mặc dù ngành nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, thời tiết không thuận lợi về thị trường, giá lúa, cá đều giảm so với cùng kỳ, đáng chú ý là dịch tả heo châu Phi xuất hiện nhiều nơi trên địa bàn tỉnh. Nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp, các ngành từ tỉnh đến địa phương nên năng suất lúa bình quân các vụ đạt 6,4tấn/ha.
Sáng ngày 04/10/2019, Sở Nông nghiệp và PTNT An Giang tỉnh kết hợp với Cty TNHH MTV Khai thác thủy lợi An Giang vận hành xả đập tràn cao su Trà Sư, nhằm chủ động trong việc bảo vệ sản xuất vụ Thu Đông, lấy phù sa, cung cấp nước ngọt trong nội vùng và phục vụ dân sinh.
Ngày 18/4/2018, Văn phòng UBND tỉnh An Giang có thông báo truyền đạt ý kiến kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Quang Thi tại Hội nghị tổng kết phương án bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2017 và triển khai phương án năm 2018. Thông báo nêu rõ, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên trong những tháng mùa khô đầu năm 2018, khu vực Nam bộ có khả năng xuất hiện các cơn mưa trái mùa; tuy nhiên nền nhiệt độ không khí thời điểm lúc 13 giờ tăng cao, nắng nóng gay gắt, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long tương đương cùng kỳ năm 2017.