An Giang là tỉnh được thiên nhiên ưu ái có nguồn dược liệu tự nhiên phong phú và đa dạng về chủng loại, tập trung chủ yếu ở vùng Bảy Núi như Đinh lăng, nghệ đen, hà thủ ô đen, hà thủ ô trắng, nghệ xà cừ,… Ngoài ra còn có một loài cây nằm trong sách đỏ Việt Nam như: Kim giao, ba gạc, bình vôi lá nhỏ, ngũ gia bì, trầm hương. Tuy nhiên, nguồn dược liệu tỉnh An Giang đang đứng trước nguy cơ bị đe dọa do sự khai thác quá mức hoặc bị huỷ hoại bởi môi trường sống. Do đó, chúng ta phải có phương pháp bảo tồn và khai thác nguồn dược liệu bền vững.
Lá lốt có hương vị thơm đặc trưng, là nguyên liệu không thể thiếu của nhiều món ăn dân dã. Trong đời sống, người ta thường dùng lá lốt như một loại rau để ăn sống hoặc nấu canh, hoặc làm gói chả… Trong y học cổ truyền , lá lốt còn là cây thuốc quý. Lá lốt có vị nồng, hơi cay, có tính ấm, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chống hàn (như bị lạnh bụng), giảm đau, phù thũng, tê tay chân, nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu (có lẽ vì thế mà được dùng với thịt bò nướng vốn khó tiêu).
Trước đây, chanh thường được sử dụng như một loại trái cây dùng pha nước để giải nhiệt cơ thể hoặc gia vị chế biến món ăn. Nhưng mới đây, Thư viện Y học Quốc gia Mỹ vừa công bố hàng loạt nghiên cứu về nước cốt chanh, có tác dụng đối với căn nhiều bệnh như giải độc cơ thể bằng cách kích thích chức năng gan thận hoạt động, tăng cường hệ thống miễn dịch và làm giảm tác động của các gốc tự do.
Lá dứa hay còn được gọi: Dứa thơm, nếp thơm, cây cơm nếp. Tên khoa học là Pandanus amaryllifolius, thuộc họ dứa dại (Pandanaceae), là một loài thực vật dạng cây thảo, miền nhiệt đới, dùng làm gia vị trong ẩm thực Đông nam Á. Cây được trồng rộng rãi tại các tỉnh phía Nam dể lấy lá, gần như thu hái lá quanh năm.
Cây nhọ nồi là loại cây quen thuộc ở vùng quê nhưng ít ai ngờ rằng đó chính là thảo dược vô cùng tốt để trị rất nhiều bệnh. Đây là loại cỏ mọc hoang, dễ tìm, khi giã nát ra thì có nước màu đen như mực. Tuy là một loại cỏ hoang dại nhưng cây nhọ nồi lại được sử dụng nhiều trong các bài thuốc.
Rau càng cua sinh sống và phát triển khắp nơi ở nước ta. Với mùi vị rất đặc biệt, hơi ngọt, mặn, chua, lại giòn và dai. Rau càng cua được chế biến thành nhiều món ăn rất ngon và bổ dưỡng hoặc trộn chung với các loại rau khác, đem chấm với nước cá kho hay thịt kho. Rau càng cua tuy là một loại rau dân giã đời thường nhưng lại chứa đựng những công dụng vô cùng phong phú đối với sức khỏe con người.
Hương nhu là loại cây thảo mọc hoang khắp các vùng Việt Nam. Người ta có thể dễ dàng bắt gặp cây hương nhu ở trước vườn, sau nhà, ven bờ, trên núi,... Cây hương nhu có mùi thơm rất dễ chịu, vị cay, tính hơi ôn, vào kinh 3 phế, tỷ và vị. Hương nhu có nhiều tác dụng chữa bệnh tuyệt vời và là loại thảo dược quý được sử dụng phổ biến trong dân gian.
Cây cối xay mọc hoang ở khắp nơi trong cả nước và thường gặp ở các bờ rào, bãi hoang, chân đồi, nương rẫy. Mọc dại hoang đầy 2 ven đường mà nhiều người không biết công dụng chữa bệnh của loại cây này. Tuy là loại cây mọc hoang ở khắp nơi trong cả nước nhưng cây cối xay lại có nhiều tác dụng chữa bệnh đến không ngờ.
Theo kinh nghiệm của dân gian, cà gai leo dùng chữa ngộ độc rượu rất tốt. Tác dụng bảo vệ tế bào gan mạnh đến nỗi khi uống rượu chỉ cần chà răng hoặc nhấm rễ cà gai leo thì sẽ tránh được say, nếu bị say thì uống nước sắc của rễ hoặc thân lá sẽ nhanh chóng tỉnh rượu, ngoài ra còn dùng chữa rắn cắn, đau nhức xương khớp.Cà gai leo còn có tên khác: Cà gai dây, cà vạnh, cà quánh, cà quýnh, cà lù, gai cườm,.... Tên khoa học: Solanum hainanense Hance Solanaceae, thuộc họ cà (Solanaceae). Cây mọc hoang nhiều nơi ở nước ta.
Dưa leo là một trong những loại trái được ưa chuộng ở hầu khắp mọi quốc gia, được trồng quanh năm. Người dùng có thể ăn sống hoặc chế biến dưa leo thành những món ăn bổ dưỡng hay ép làm thức uống. Đặc biệt, trong dưa leo có chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin, giúp cơ thể chống lại nhiều bệnh tật. Dưa leo còn được biết với tên gọi khác là dưa chuột, tên khoa học là Cucumis sativus, thuộc họ bầu bí.