Cổng thông tin điện tử Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Cổng thông tin sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Trang chủ
 
 
 
 
 

Liên kết website
Skip portlet Portlet Menu
 

Dự báo thời tiết
Skip portlet Portlet Menu

Cao Bằng

Cà Mau

Đà Nẵng

Hà Nội:

TP.HCM: 

Huế

Lạng Sơn

Nha Trang

Phan Thiết

Phú Quốc

Quy Nhơn

Sơn La

 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 
 
 
 
 
 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Mô hình hiệu quả
 
Phát triển cây dâu tây (Fragaria vesca L.) trên giá thể tại vùng Núi Cấm – An Giang (20/09/2019)
Những năm gần đây cây dâu tây được xem là đối tượng cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân. Trái dâu tây là một loại thực phẩm bổ dưỡng thơm ngon giàu Vitamin C, có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, Ngoài vitamin C, các nhà khoa học còn phát hiện trong dâu tây chứa thành phần axit ellagic, lutein và zeathacins có khả năng ngừa ung thư cao.

Hiện tại, chưa có nghiên cứu nào được công bố về canh tác cây dâu tây tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long do điều kiện khí hậu nơi đây không thích hợp cho cây dâu tây sinh trưởng và phát triển. Riêng  đặc thù vùng Núi Cấm - An Giang lại có điều kiện khí hậu hoàn toàn khác (vùng tiểu khí hậu), đây được xem là ngọn núi cao nhất trong dãy Thất Sơn thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang với độ cao 705 mét so với mặt nước biển và nhiệt độ trung bình năm từ 18-25 độ C. Đây là điều kiện mà cây dâu tây có khả năng sinh trưởng và phát triển.

Mặc dù điều kiện khí hậu thuận lợi, nhưng đất phong hóa tại vùng Núi Cấm - An Giang thuộc nhóm đất đồi núi, nghèo dinh dưỡng và nguồn cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp nơi đây vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, để trồng được cây dâu tây tại vùng Núi Cấm - An Giang cần áp dụng biện pháp trồng trên giá thể, kết hợp hệ thống tưới nhỏ giọt và bón phân. Những ưu điểm vượt trội của biện pháp này so với tưới truyền thống đã được các nhà khoa học khẳng định như: giảm lượng phân bón cho cây trồng, tiết kiệm nước từ 20 - 40% và năng suất có thể gia tăng từ 10 - 40%.

Xuất phát từ cơ sở trên, đề tài khoa học công nghệ cấp cơ sở “Nghiên cứu quy trình trồng cây dâu tây (Fragaria vesca L.) trên giá thể tại vùng Núi Cấm – An Giang” được thực hiện nhằm xác định điều kiện thích hợp cho cây dâu tây sinh trưởng và phát triển tốt, góp phần đa dạng hóa cây trồng và nâng cao giá trị kinh tế trong hoạt động sản xuất nông nghiệp tại tỉnh An Giang.

Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Nguyễn Thị Mỹ Duyên - Bộ Môn Công nghệ sinh học, Trường Đại học An Giang.

Đơn vị chủ trì: Trung tâm Kỹ thuật - Dịch vụ nông nghiệp

Đề tài được triển khai thực hiện tại núi Cấm An Giang với sự hợp tác của chủ vườn tại địa phương là anh Phạm Huy Cường. Đồng thời, đây cũng là điểm du lịch của vùng Thất Sơn An Giang, do đó rất thuận lợi cho việc triển khai mở rộng và đồng thời thêm điểm tham quan thú vị cho khách du lịch đến vùng đất này.

Qua 1 năm thực hiện nghiên cứu, mô hình mang lại kết quả cao, cây sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất và chất lượng đạt yêu cầu,. Đến nay mô hình đưa vào ứng dụng thực tiễn giúp bà con nông dân hiểu được đặc tính sinh trưởng và năng suất cây dâu tây tại vùng đồng bằng và đã chuyển giao mô hình về 2 điểm trên địa bàn tỉnh An Giang là Nông trại Phan Nam  – xã Mỹ Khánh, Long Xuyên, An Giang, và nông dân của Xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới.

Ks. Nguyễn Ngọc Trâm - Trung tâm Kỹ thuật - Dịch vụ nông nghiệp An Giang

 


 
 
 
 
 
Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 

Giải đáp kỹ thuật
Skip portlet Portlet Menu
 
 

Hình ảnh
Skip portlet Portlet Menu
 

Video
Skip portlet Portlet Menu
3 Giảm 3 Tăng - 1 Phải 5 Giảm giúp nông dân An Giang giảm chi phí, tăng thu nhập
Đang tải....