Cổng thông tin điện tử Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Cổng thông tin sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Trang chủ
 
 
 
 
 

Liên kết website
Skip portlet Portlet Menu
 

Dự báo thời tiết
Skip portlet Portlet Menu

Cao Bằng

Cà Mau

Đà Nẵng

Hà Nội:

TP.HCM: 

Huế

Lạng Sơn

Nha Trang

Phan Thiết

Phú Quốc

Quy Nhơn

Sơn La

 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 
 
 
 
 
 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Nông nghiệp trong tỉnh
 
Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp (22/06/2024)
Thời gian qua, để chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH), ngành Nông nghiệp đã triển khai nhiều biện pháp canh tác thích nghi, kỹ thuật thân thiện với môi trường, sử dụng nguyên liệu vi sinh, hữu cơ, phát triển kinh tế tuần hoàn (KTTH) để tiết kiệm đầu vào, chế biến phụ phẩm nông nghiệp, thương mại hóa tín chỉ carbon… Qua đó, đã góp phần gia tăng hiệu quả sản xuất, hạn chế ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí nhà kính và cải thiện thu nhập cho nông dân.

Các mô hình KTTH trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh thời gian qua nhìn chung khá phong phú và đa dạng. Một số mô hình đã được triển khai rộng khắp ở các địa phương, đem lại nhiều kết quả tích cực, đóng góp cho sự phát triển bền vững ngành Nông nghiệp tỉnh nhà và cải thiện điều kiện sống cho người nông dân. Nghiên cứu khoa học về triển khai và nhân rộng các mô hình KTTH hiệu quả, đặc biệt là tại các xã nông thôn mới đã được các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT quan tâm thực hiện. Điển hình như Chi cục Chăn Nuôi và Thú y đã thực hiện mô hình “Chăn nuôi bò thịt tuần hoàn tăng hiệu quả kinh tế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho thành viên hợp tác xã (HTX) tại xã Mỹ An, huyện Chợ Mới”. Nhờ tận dụng được nguồn phụ phế phẩm nông nghiệp dồi dào tại địa phương làm thức ăn cho chăn nuôi bò thịt (sử dụng máy thái nhỏ cây thức ăn xanh để ủ chua, bổ sung thức ăn hỗn hợp này vào giai đoạn vỗ béo giúp bò tăng trọng nhanh, da bóng mượt, tăng tỉ lệ thịt, tăng hiệu quả chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học…). Chất thải của chu trình chăn nuôi được sử dụng làm phân bón hữu cơ cho cây trồng, cụ thể lượng phân bò sẽ được ủ bằng chế phẩm sinh học, phân bò sau khi ủ được sử dụng để bón cho ruộng bắp thu trái non nhằm thay thế một phần phân vô cơ. Hiệu quả kinh tế mà mô hình mang lại tại những hộ vừa chăn nuôi bò thịt, vừa trồng bắp thu trái non (thực hiện mô hình chăn nuôi tuần hoàn) giúp tăng khoảng 29% thu nhập so với những hộ không thực hiện mô hình. Người chăn nuôi tham gia mô hình còn được hỗ trợ liên kết tiêu thụ sản phẩm bò thịt (theo hợp đồng đã ký hay qua thương láy thu mua) và liên kết tiêu thụ bắp non (với Công ty CP Rau quả thực phẩm An Giang - Antesco).

Thân cây bắp cho bò ăn

Bên cạnh đó, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã triển khai lồng ghép nhiều hoạt động nâng cao năng lực tái chế, tái sử dụng phụ, phế phẩm nông nghiệp như: Bình quân mỗi năm sản xuất khoảng 7.200 ha bắp non kết hợp chăn nuôi bò; việc sử dụng phụ phẩm của quá trình sản xuất bắp (thân cây) làm thức ăn cho chăn nuôi đã góp phần giải quyết phụ phế phẩm và là nguồn thức ăn giá rẻ cho chăn nuôi, góp phần làm đa dạng loại hình sản xuất và tăng hiệu quả kinh tế cho người dân. Tiếp tục nhân rộng các mô hình áp dụng kinh tế tuần hoàn trong phát triển các chuỗi giá trị nông sản chủ lực của tỉnh, các mô hình “Ứng dụng chế phẩm vi sinh xử lý rơm rạ kết hợp công nghệ sinh thái gắn với liên kết tiêu thụ” thực hiện đều đạt hiệu quả cao hơn so với mẫu đối chứng. Nông dân tham gia mô hình có kinh nghiệm sản xuất lúa, được tập huấn về sản xuất lúa theo quy trình ứng dụng chế phẩm vi sinh xử lý rơm rạ trên nền kỹ thuật 1P5G, kết hợp công nghệ sinh thái ruộng lúa bờ hoa về giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, gắn với liên kết tiêu thụ.

Vừa qua HTX nông nghiệp Phú Thạnh đã được Sở Nông nghiệp và PTNT và Dự án Đổi mới Sáng tạo xanh trang bị 01 máy trộn rơm để thực hiện mô hình ủ phân hữu cơ từ rơm sản xuất giá thể hữu cơ theo hướng nông nghiệp tuần hoàn và phát thải thấp. HTX nông nghiệp Phú Thạnh đã đại diện cho nông dân ký hợp đồng với doanh nghiệp thực hiện mô hình thu gom rơm bằng máy cuốn rơm. Rơm sau đó được cung ứng cho các hộ trồng nấm hoặc bán cho các trang trại trong và ngoài tỉnh làm thức ăn chăn nuôi, phân bón, che ủ cho cây trồng… Nhờ vậy, vừa không phải đốt rơm ngay trên đồng ruộng gây ô nhiễm môi trường, vừa giúp gia tăng thu nhập cho bà con nông dân. Sau đó, HTX sẽ thu gom rơm đã qua trồng nấm về điểm tập trung và mua thêm phân bò, xơ dừa, tro trấu, men vi sinh và nước để trộn ủ theo tỷ lệ thích hợp.

Sau thời gian sản xuất khoảng 1,5 tháng sẽ cho ra thành phẩm là giá thể hữu cơ vi sinh. HTX sẽ bán thành phẩm giá thể hữu cơ này cho các hộ làm vườn trồng cây ăn trái, rau màu và lúa để thu lợi nhuận. Sự thành công của mô hình đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân về tái sử dụng phụ, phế phẩm trong sản xuất nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường.

Máy đảo trộn rơm, phối hợp với phun men vi sinh

Có thể thấy, trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp và nguồn tài nguyên thiên nhiên đang cạn kiệt thì việc áp dụng KTTH trong nông nghiệp là xu hướng tất yếu, đã và đang được nông dân trong tỉnh quan tâm thực hiện, ngày càng được mở rộng nhờ mang lại hiệu quả cao trên các mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Do vậy, một số nhiệm vụ trọng tâm phát triển KTTH trong nông nghiệp của tỉnh trong thời gian tới là tiếp tục truyền thông nâng cao nhận thức và năng lực thực hiện KTTH trong sản xuất nông nghiệp. Nghiên cứu xây dựng chính sách hỗ trợ mô hình sản xuất kinh doanh nông nghiệp theo chuỗi giá trị, hình thành hệ sinh thái sản xuất nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nông, lâm, thủy sản, trang trại, hợp tác xã, tổ hợp tác nông nghiệp và các cơ sở kinh tế khác được tiếp cận và ứng dụng các công nghệ, quy trình sản xuất áp dụng các biện pháp của KTTH, gắn với yêu cầu ứng phó với BĐKH, phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tái tạo, công nghệ sản xuất tiết kiệm tài nguyên, tiêu hao ít năng lượng… để hình thành và phát triển các mô hình sản xuất kinh doanh tuần hoàn.

Thân cây bắp sau khi ủ chua

Sản phẩm giá thể hữu cơ tổng hợp

Hồng Quyên

Sở Nông nghiệp và PTNT An Giang


 
 
 
 
 
Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 

Giải đáp kỹ thuật
Skip portlet Portlet Menu
 
 

Hình ảnh
Skip portlet Portlet Menu
 

Video
Skip portlet Portlet Menu
3 Giảm 3 Tăng - 1 Phải 5 Giảm giúp nông dân An Giang giảm chi phí, tăng thu nhập
Đang tải....