Cổng thông tin điện tử Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Cổng thông tin sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Trang chủ
 
 
 
 
 

Liên kết website
Skip portlet Portlet Menu
 

Dự báo thời tiết
Skip portlet Portlet Menu

Cao Bằng

Cà Mau

Đà Nẵng

Hà Nội:

TP.HCM: 

Huế

Lạng Sơn

Nha Trang

Phan Thiết

Phú Quốc

Quy Nhơn

Sơn La

 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 
 
 
 
 
 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Mô hình hiệu quả
 
2 Phát triển cánh đồng thích ứng với biến đổi khí hậu (23/11/2016)
Biến đổi khí hậu đã hiện hữu và hoành hành: Những cơn bão tố dị thường; Những con lũ dữ vượt tầm kiểm soát. Đan xen vào đó là nền nhiệt tăng cao bất thường với sức nóng khủng khiếp trong thời gian dài đã gây nên những đợt hạn, xâm nhập mặn khốc liệt chưa từng thấy... Biến đổi khí hậu thật sự đã gõ cửa từng nhà, khiến cho đời sống của con người ngày càng quá bất an. Chúng ta đang chống chọi với thiên nhiên để khống chế tác động tiêu cực, và đang ứng dụng các biện pháp thích ứng để có được sự tồn tại và phát triển bền vững.
Responsive image
 

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long hình thành và phát triển nhờ tài nguyên do sông Mekong mang lại. Nhưng càng ngày, sự khai thác dòng Mekong đã vượt tầm kiểm soát của các quốc gia hưởng lợi từ Mekong. Sự hiện diện của quá nhiều đập thủy điện trên sông Mekong đã ảnh hưởng nhiều đến đời sống cư dân trong lưu vực, nhất là vùng hạ nguồn. Theo các chuyên gia, vào mùa khô các đập tăng cường tích nước đã làm cho vùng hạ lưu Mekong thêm kiệt nước, và tình trạng nước biển dâng gây ra xâm nhập mặn đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất của cư dân vùng ven biển. Vào mùa lũ cao, mực nước ở hạ lưu thấp hơn nhưng cơn lũ đã kéo dài hơn, và khi có lũ siêu cao, thủy điện của họ xả nước, hạ lưu của chúng ta lãnh đủ.

 

Câu chuyện về dòng Mekong là chuyện dài nhiều tập, trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi muốn đề đạt kỳ vọng về những cánh đồng sinh thái sẽ được hình thành trong tương lai. Cánh đồng sinh thái vừa nhằm để nâng cao mức sống cư dân vùng hạ nguồn, và cũng nhằm đề ra giải pháp để giảm thiểu sự lệ thuộc vào dòng Mekong. Có thể bạn sẽ xem kỳ vọng này giống như là giấc mơ, nhưng ước mơ tốt đẹp sẽ trở thành hiện thực khi mỗi chúng ta đều hướng đến và phấn đấu, kỳ vọng và quyết tâm.

 

Tôi mơ ước Cánh đồng sinh thái sẽ thật sự là cánh đồng sản xuất ra được mặt hàng lúa gạo với chất lượng tốt nhất, giá thành thấp nhất và là vùng sinh thái lúa nước đặc trưng. Tại cánh đồng đó, công việc chăm sóc ruộng đồng giống như là dịp để nghỉ ngơi, thư giãn. Cánh đồng sinh thái sẽ là điểm đến du lịch ruộng đồng. Khách tham quan sẽ được đi xuồng giữa mênh mông đồng lúa và ngắm nghía thỏa thích từng đàn cá tung tăng bơi lội. Và người nông dân sẽ là những “hướng dẫn viên du lịch” cho người dân đô thị và du khách nước ngoài thử nghiệm nghề nông “công nghệ cao made in Việt Nam”.

 

Không là kỳ vọng xa vời, bởi vì ở gần bên ta, đất nước Malaysia đã hiện thực cánh đồng mẫu lớn. “Cánh đồng chuyên trồng lúa của huyện Sekinchan thuộc tiểu bang Selangor, bang trù phú nhất của Malaysia, cách thủ đô Kuala Lumpur khoảng 100 km về hướng Tây Bắc. Cánh đồng rộng khoảng 3.000 ha. Cả cánh đồng phẳng lì được chia thành hơn 2.000 mảnh ruộng, mỗi mảnh có chiều rộng trong khoảng từ 45 - 60 m, chiều dài 200 – 250 m, diện tích đúng 1,2 ha (vẫn là truyền thống sản xuất nhỏ). Ngăn cách giữa 2 thửa ruộng về chiều rộng là một mương tiêu nhỏ rộng 1,0 m và ngăn cách về chiều dài là một mương nổi cấp nước bằng bê tông, phía mỗi đầu bờ ruộng là mương tiêu chung rộng 4 m. Hai bên mương tiêu chung là đường giao thông, một đường được tráng nhựa nóng dành cho xe ô tô, còn một đường rải cấp phối dành cho xe nông cơ các loại...” (trích bài: Cánh đồng mẫu lớn ở Malaysia, đăng ngày 13/5/2011)

 

Đó là ở nước bạn cùng chung mái nhà Asean của chúng ta. Còn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, do đặc thù của địa hình đồng bằng: Thường bị ngập lụt vào mùa mưa và xâm nhập mặn vào mùa khô, nên việc tổ chức cánh đồng lớn được quy hoạch thật chi tiết và bài bản. Cánh đồng sinh thái là vùng sản xuất lúa rộng lớn, từ vài chục hay vài trăm hecta và được xây dựng ngay bên cạnh tuyến lộ giao thông chính, là đường bộ hoặc đường thủy. Chính sách an ninh cho Cánh đồng luôn được thực hiện nghiêm. Cánh đồng được thiết kế mặt bằng và đê bao với cao trình vượt đỉnh lũ (cao hơn mưc nước lũ lịch sử năm 2000), đồng thời dành dải đất bờ đê bao quanh mỗi bên phía trong và ngoài Cánh đồng khoảng 10 mét để trồng cây chắn sóng, nhằm chống chọi lại với những cơn lũ dữ khi có sự cố vỡ đập tràn ở thượng lưu sông Mekong. Hoàn thiện hệ thống tiêu thoát nước phòng khi có sự cố mưa to hay vỡ lộ. Khi Cánh đồng lớn được hình thành sẽ là điều kiện để giúp nông dân cơ giới hóa hoàn toàn từ khâu làm đất, xuống giống, chăm sóc, thu hoạch lúa... 

 

Trong Cánh đồng lớn được quy hoạch những mương nước nội đồng để thuận tiện cho giao thông đường thủy, cũng như tạo cảnh quan “trên bến, dưới thuyền”: Bến là một mặt bằng rộng và cao vượt đỉnh lũ, dưới bến được neo đậu nhiều xuồng ghe để phục vụ di chuyển trong Cánh đồng. Những kênh mương bên trong Cánh đồng không có bờ đê bao cao cho lưu thông xe máy, bởi khối lượng đất đào kênh mương đã được đem tôn nền hai bên bờ lộ giao thông xung quanh, và san lấp mặt bằng xây dựng bến bãi ngay tại một góc thuận tiện của Cánh đồng. Bãi đất rộng của Cánh đồng mang đặc điểm là một cụm hàng quán với đầy đủ vật dụng theo nhu cầu của chủ ruộng và khách du lịch; là địa điểm lưu trú máy móc, xe, vật tư nông nghiệp cho cánh đồng lớn. Những chiếc xuồng, ghe tại bến lúc nào cũng trong tư thế sẵn sàng đi xuyên suốt Cánh đồng để đáp ứng nhu cầu lao động hay tham quan.

 

Nước cung cấp cho cánh đồng là những cái cống được đóng mở theo nhu cầu của cây lúa. Kênh mương đầy nước, cá tôm sẽ được thả nuôi để chúng tung tăng vẫy vùng trong mênh mông đồng lúa, hoặc đặc quánh dưới kênh mương khi ruộng lúa vào mùa xuống giống hay thu hoạch. Cá tôm sống trong ruộng lúa tiêu diệt rong rêu, sâu rầy, sinh vật hại, cho lúa nguồn phân, và giữ nguồn nước ruộng luôn trong sạch. Tái sử dụng nguồn nước trong ruộng sẽ rất tiết kiệm chi phí cung cấp phân bón, chất dinh dưỡng khác cho cây lúa, bởi số lượng phân bón từ các vụ sản xuất trước đó, cây lúa thường không sử dụng hết nên còn tồn lưu trong đất; đồng thời với việc hạn chế tối đa số lượng hóa chất bảo vệ thực vật sử dụng trong sản xuất, nên nguồn nước mà cây lúa hấp thu có thể yên tâm đó là nguồn nước không bị ô nhiễm. Cánh đồng còn là điều kiện để giữ được nước trong ruộng cho đến mùa vụ kế tiếp, giúp giảm nhu cầu bơm nước, và do đó sẽ hạn chế tình trạng xâm nhập mặn mỗi khi vào mùa đồng loạt bơm nước xuống giống.

 

Trồng lúa tiết kiệm nước, không những thu được nguồn thực phẩm an toàn với giá thành rất rẻ mà còn giúp giảm ảnh hưởng xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu làm nước biển dâng. Cá tôm nuôi trong Cánh đồng sinh thái cũng giải quyết được bài toán dinh dưỡng, khi mà các nước ở thượng lưu và trung lưu Mekong tiếp tục xây dựng đập thủy điện làm hạn chế sự di trú, sinh sản, phát triển của cá tôm, cũng như đã làm giảm lượng phù sa bồi đắp ruộng đồng. 

 

Trồng lúa không phải tốn tiền bơm nước, rất ít tốn phân, ít bị sâu bệnh, và khi mà hạt lúa quẳng đi gánh nặng chi phí thì người trồng lúa đỡ bớt nhọc nhằn, ước mơ về một tương lai no ấm, đủ sức lo cho cháu con được ăn học thành tài để chung sức xây dựng quê hương.

 
Responsive image
 

 
 
 
 
 
Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 

Giải đáp kỹ thuật
Skip portlet Portlet Menu
 
 

Hình ảnh
Skip portlet Portlet Menu
 

Video
Skip portlet Portlet Menu
3 Giảm 3 Tăng - 1 Phải 5 Giảm giúp nông dân An Giang giảm chi phí, tăng thu nhập
Đang tải....