Cổng thông tin điện tử Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Cổng thông tin sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Trang chủ
 
 
 
 
 

Liên kết website
Skip portlet Portlet Menu
 

Dự báo thời tiết
Skip portlet Portlet Menu

Cao Bằng

Cà Mau

Đà Nẵng

Hà Nội:

TP.HCM: 

Huế

Lạng Sơn

Nha Trang

Phan Thiết

Phú Quốc

Quy Nhơn

Sơn La

 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 
 
 
 
 
 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Cây thuốc nam
 
Rau tần, cây thuốc thân quen cho mọi gia đình (31/07/2024)

Hiện nay, việc sử dụng cây cỏ thực vật để trị bệnh theo phương pháp Y học cổ truyền đã được Bộ Y tế khuyến khích đặc biệt tận dụng những cây dược liệu sẵn có tại địa phương. Quyết định số: 4664/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành ngày 07/11/2014,công nhận 70 cây thuốc quý hiếm được sử dụng trong việc khám chữa bệnh có hiệu quả. Trong số đó, có cây rau tần, một loại cây rất phổ biến và gần gủi với mọi gia đình.

Thật ra, rau tần không chỉ là một loại cây thuốc quý mà còn là một loại gia vị rất quen thuộc của người dân Việt Nam. Rau tần còn có nhiều tên gọi khác như rau tần dày lá, húng chanh, dương tửu tô, rau thơm lông, rau thơm lùn…

Tên khoa học là Plectranthus amboinicus, thuộc họ Lamiaceaee (Họ Bạc hà). Đây là một loại cây thân thảo cùng họ với húng quế, bạc hà, kinh giới, xô thơm, hương thảo và húng tây. Cây có thể sinh trưởng ở nhiều môi trường sinh thái khác nhau nhưng thích hợp nhất trên các vùng đất dễ thoát nước và có ánh sáng. Rau tần có thể được trồng chuyên canh hay xen canh với các loại cây trồng khác thậm chí, trồng được trong chậu hoặc thùng xốp.

Đặc điểm hình thái thực vật, cây có lá dày, bản rộng, mọng nước, gân nổi rõ, có mùi thơm đặc trưng. Đỉnh lá nhọn, mép lá có răng cưa, cả 2 mặt lá có lớp lông mịn. Hoa nằm trên một cuống ngắn, có màu tím nhạt.

Rau tần thường được trồng phổ biến bằng cách giâm cành. Cây thu hái quanh năm. Sau 1 tháng trồng và chăm sóc, có thể thu hoạch bằng cách ngắt lá hay ngắt cả đoạn non phía đầu ngọn để sử dụng.

Lá rau tần chứa tinh dầu, thành phần chính là carvacrol, chiếm 40-60%. còn lại là thymol, terpinen, limonene, pinene, ocimene… Chính hoạt chất tinh dầu này có tác dụng ức chế sự phát triển của phế cầu khuẩn, tụ cầu vàng (Staphyllococcus), Salmonella typhi, Shigella shiga và Bordetella Pertussis. Trong y học, rau tần được ứng dụng để điều trị cảm sốt, ho, hen, viêm họng, chảy máu cam, viêm khớp, côn trùng cắn, các bệnh về tiêu hóa …

Chất Eugenol trong rau tần có đặc tính kháng khuẩn, làm giảm đau, chống viêm và chống oxy hóa tốt nên rất có lợi đối với hệ tiêu hóa, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh và cân bằng độ pH thích hợp bên trong cơ thể. Ngoài ra, trong rau tần còn có chứa thành phần flavonoid, hoạt chất có tác dụng giúp nâng cao hệ miễn dịch, làm chậm quá trình lão hóa, bảo vệ cấu trúc tế bào khỏi bị hư hại.

Theo y học cổ truyền, rau tần có vị the, cay, hơi chua, mùi thơm, tính ấm. Quy vào 3 kinh tỳ, phế và vị, có công dụng ôn phế trừ đàm, tân ôn giải biểu, tiêu độc. Bộ phận sử dụng: Dùng lá, cành non. Sử dụng dạng tươi hoặc phơi khô.

Một số bài thuốc kinh nghiệm trong dân gian:

- Dưỡng da, giảm kích ứng, trị mụn, giảm sưng tẩy: Lá rau tần 20g, rửa sạch, giã nhuyễn. Cho thêm ít muối. Đắp trực tiếp lên da trong khoảng 10 phút..

Hoặc dùng 1 nắm lá rau tần non, tươi, đem rửa sạch. Nấu với 1 lít nước, để nguội. Dùng nước này để rửa mặt để làm sạch da. Sau đó cần rửa lại với nước sạch.

- Chữa cảm sốt, không ra mồ hôi: Kích thích cơ thể tiết mồ hôi, tiết độc tố ra ngoài và đẩy nhanh quá trình hồi phục. Sử dụng rau tần 20g, lá tía tô 15g, gừng tươi (cắt lát mỏng) 5g, cam thảo đất 15g. Cho tất cả vào ấm, nấu sôi với 1 lít nước. Uống khi còn ấm cho đến khi ra mồ hôi.

- Chữa hôi miệng: Rau tần khô 20g cho vào 1 lít nước, sắc cho thật đặc. dùng nước này ngậm trong 2 - 3 phút. Có thể sử dụng thường xuyên mỗi ngày để có được hơi thở thơm tho, dễ chịu.

- Chữa ho do thời tiết: Dùng rau tần 15 - 20g cùng với lá chanh, vỏ quýt, gừng tươi (mỗi loại khoảng 5g), đường phèn 10g, Cho tất cả vào nồi hay ấm, nấu sôi với 1 lít nước. Chia đều nước, uống trong ngày.

- Chữa cảm cúm, ho, khản tiếng: Lá non rau tần 5-10g giã nát vắt lấy nước cốt, hòa với nước nóng uống.

Hoặc: Lấy vài lá rau tần rửa sạch, giã nhỏ với một ít đường phèn hấp vào nồi cơm hoặc chưng cách thủy chắt lấy nước uống. Bài thuốc này dùng được cho trẻ em.

- Chữa viêm họng, viêm thanh quản: Rau tần 20g, sài đất 15g, kim ngân hoa 15g, xạ can 12g, cam thảo đất 12g. Cho toàn bộ nguyên liệu vào đun sôi sau đó chắt lấy phần nước uống. Sử dụng điều đặn hằng ngày cho đến khi bệnh được cải thiện.

- Chữa rết cắn, ong đốt, bò cạp cắn, dị ứng nổi mề đay: Lá rau tần tươi giã nát, đắp vào chỗ đau.

- Chữa chảy máu cam: Rau tần 20g, lá trắc bá diệp sao đen 15g, hoa hòe sao đen 10g, cam thảo đất 15g. Sắc uống ngày một thang. Kết hợp dùng lá rau tần vò nát, nhét vào bên mũi chảy máu.

- Chữa đau bụng: Lấy 1 – 2 lá rau tần tươi còn non, rửa sạch, thêm 1 ít muối, nhai và nuốt nước dần dần.

Lưu ý khi sử dụng rau tần

Trên lá rau tần có nhiều lông nên khi sử dụng, nên rửa sạch để tránh bị kích ứng, nhất là những người bị nhạy cảm.

Không nên dùng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

Liều lượng và thời gian sử dụng rau tần trong điều trị bệnh còn tùy thuộc vào cơ địa từng người. Do đó, nên tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng.

Quang Hiển


 
 
 
 
 
Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 

Giải đáp kỹ thuật
Skip portlet Portlet Menu
 
 

Hình ảnh
Skip portlet Portlet Menu
 

Video
Skip portlet Portlet Menu
3 Giảm 3 Tăng - 1 Phải 5 Giảm giúp nông dân An Giang giảm chi phí, tăng thu nhập
Đang tải....