Cổng thông tin điện tử Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Cổng thông tin sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Trang chủ
 
 
 
 
 

Liên kết website
Skip portlet Portlet Menu
 

Dự báo thời tiết
Skip portlet Portlet Menu

Cao Bằng

Cà Mau

Đà Nẵng

Hà Nội:

TP.HCM: 

Huế

Lạng Sơn

Nha Trang

Phan Thiết

Phú Quốc

Quy Nhơn

Sơn La

 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 
 
 
 
 
 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Thủy sản
 
Những lưu ý khi nuôi Tôm càng xanh (29/04/2018)
Tôm càng xanh là loài thủy đặc sản có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, trong thành phần của thịt tôm có chứa nhiều acid béo không no rất tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ và người lớn tuổi. Tôm càng xanh có thời gian sinh trưởng tương đối dài do đó trong quá trình nuôi chịu ảnh hưởng nhiều của các yếu tố môi trường ảnh hưởng nhiều đến tốc độ tăng trưởng và sức sống của tôm.

 

Để nuôi tôm càng xanh đạt hiệu quả cao người nuôi cần lưu ý một số biện pháp kỹ thuật sau.

Chọn địa điểm ao nuôi thông thoáng, gần nguồn nước tốt, có cống cấp và cống thoát nước riêng biệt. Ao tát cạn phải xử lý hết cá tạp để tránh cạnh tranh thức ăn với tôm nuôi sau này.

 

Thức ăn cho tôm ăn phải đảm bảo hàm lượng đạm trên 40% mới đảm bảo được sự tăng trưởng tốt của tôm nuôi, trong khẩu phần ăn hằng ngày định kỳ 2 lần/tuần bổ sung men vi sinh đường ruột và Vitamin C giúp tôm tiêu hóa tốt thức ăn và tăng cường sức đề kháng chóng chịu lại những khi thời tiết thay đổi đột ngột.

 

Sau khi ương tôm đến giai đoạn 45 ngày nên lượt lại chia tôm nhỏ và tôm lớn ra hai ao riêng biệt để hạn chế cạnh tranh thức ăn dẫn đến hao hụt. Trong quá trình nuôi thường xuyên thay nước mới đồng thời bổ sung vôi làm tăng độ cứng cho nước kích thích tôm lột xác đồng loạt hạn chế tôm chưa lột ăn thịt tôm đang lột.

 

Bố trí nhiều bó chà phân bố đều khắp đáy ao làm chỗ trú ngụ cho tôm khi lột xác. Thường  xuyên kiểm tra chất đáy ao để có biện pháp xử lý phù hợp hạn chế chất hữu cơ lắng tụ nhiều ở đáy ao, biện pháp hiệu quả nhất vừa an toàn cho tôm vừa đảm bảo chất lượng màu nước là sử dụng chế phẩm Probotic định kỳ sử dụng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

 

Giai đoạn bẻ càng sào là khâu kỹ thuật quan trọng nhất quyết định sự thành công của một vụ nuôi. Tiến hành chài lưới hoặc kéo chọn những con có càng sào tiến hành bẻ càng để tôm tiếp tục phát triển gia tăng khối lượng nếu không bẻ tôm chỉ ăn mà không phát triển về khối lượng.

 

Kỹ thuật bẻ càng sào hạn chế tôm hao hụt sau khi bẻ là đòi hỏi người nuôi phải bẻ đúng cách. Trước tiên một tay cầm tôm để dưới nước, tay còn lại nắm 2 đầu càng bấm chặt, lúc đó tôm phản xạ ngược lại đo bị đau tôm tự giủ càng đồng thời càng sẽ tự gãy theo phản xạ tự nhiên, tôm sẽ không bị mất máu quá nhiều như phương pháp tự tay bẻ.

 

Tôm sau 6 tháng nuôi tiến hành thu hoạch toàn bộ hoặc thu từng phần. Để gia tăng hiệu quả kinh tế của vụ nuôi, người nuôi có thể chọn lại những tôm càng đỏ để nuôi tiếp cho đạt kích cỡ 4 con/kg để bán được giá cao hơn.

 

ks. Ngô Tuấn Tính

Trung tâm Khuyến nông An Giang

 

 


 
 
 
 
 
Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 

Giải đáp kỹ thuật
Skip portlet Portlet Menu
 
 

Hình ảnh
Skip portlet Portlet Menu
 

Video
Skip portlet Portlet Menu
3 Giảm 3 Tăng - 1 Phải 5 Giảm giúp nông dân An Giang giảm chi phí, tăng thu nhập
Đang tải....