Cổng thông tin điện tử Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Cổng thông tin sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Trang chủ
 
 
 
 
 

Liên kết website
Skip portlet Portlet Menu
 

Dự báo thời tiết
Skip portlet Portlet Menu

Cao Bằng

Cà Mau

Đà Nẵng

Hà Nội:

TP.HCM: 

Huế

Lạng Sơn

Nha Trang

Phan Thiết

Phú Quốc

Quy Nhơn

Sơn La

 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 
 
 
 
 
 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Cây thuốc nam
 
Rau tàu bay, từ thức ăn đến vị thuốc (05/08/2024)

Trong thời kỳ kháng chiến, có một loài cây hoang dại mọc tràn đầy bên những cánh rừng, ven suối đã giúp bộ đội Việt Nam có thêm nguồn thực phẩm hằng ngày. Nhưng bất ngờ thay, chính loại cây này, lại là những vị thuốc quý, chữa được nhiều bệnh lý. Đó là cây rau tàu bay.

Rau tàu bay, tên gọi khác như lảo lộc, ngải rét, kim thất, cải tàu bay, cải trời rừng. Tên tiếng Anh: Okinawan spinach. Danh pháp khoa học: Gynura crepidioides, họ Asteraceae (họ Cúc).

Rau tàu bay thuộc dạng thân thảo, hằng niên. Cây cao khoảng 0,4 - 0,5 mét nhưng cũng có thể tới 1 mét. Thân mập, có rãnh. Lá to, dài. Phần đầu lá nhọn, phần dưới lá có thùy xẻ sâu. Mép lá hình răng cưa. Lá có mùi thơm nhẹ. Hoa màu đỏ nâu, mào lông trắng, mềm. Hoa lưỡng tính, nhụy phát tán theo gió nên cây mọc hoang dại khắp nơi, tập trung nhiều ở những khu vực như bìa rừng, khe suối, bãi đất hoang, đất ven đường,… Cây phân bố rộng nhưng thích hợp nhất ở nơi đất ẩm.

Cây thu hái suốt năm. Bộ phận dùng làm dược liệu: Lá, thân và ngọn. Sử dụng dạng tươi hoặc phơi khô đều được.

Thành phần hóa học được tìm thấy trong rau tàu bay là protein, glucid, cellulose, sắt, phốt pho, canci, khoáng, vitamin A, vitamin C, hydroethanolic, methanol, phenol, flavonoid …

Hoạt chất methanol từ lá cây rau tàu bay có tác dụng kéo dài thời gian đông máu. Ứng dụng này đang được khai thác để điều trị các chứng bệnh về rối loạn đông máu. Hoạt chất phenol và flavonoid có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ tế bào β tuyến tụy và chống lại đái tháo đường.

Hoạt chất hydroethanolic ngoài tác dụng chống oxy hóa còn có tính kháng viêm, tăng sinh nguyên bào sợi, thu nhỏ vết thương và kích thích tăng sinh mạch máu, kích thích vết thương mau lành. (Theo nghiên cứu của 2 tác giả người Việt Nam là Đặng Thị Phương Thảo và Nguyễn Minh Cần, công bố ngày 22/8/2020).

Theo sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Giáo sư Đỗ Tất Lợi, rau tàu bay có giá trị dinh dưỡng tốt, không có chất độc gây phá hủy hồng cầu.

Theo Đông y, dược liệu rau tàu bay có vị đắng, tính bình, mùi thơm. Công dụng thanh can hỏa, hạ thân nhiệt, giải độc, se da, tiêu viêm, tán uất, tiêu hòn cục, cầm máu, sát trùng, lợi tiểu, tiêu hóa, thu liễm ... Một số nơi, người dân dùng lá tươi giã nát hay nhai, đắp lên vết thương bị rắn rết cắn.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ rau tàu bay

- Chữa sốt: Dùng khoảng 10 – 15g rau tàu bay khô, sắc lấy nước uống. Uống liên tục trong 2 – 3 ngày.

- Chữa lành vết thương, cầm máu, đau khớp xương: Dùng rau tàu bay tươi (Lá hoặc ngọn), rửa sạch, giã nát, đắp lên vùng xương khớp đau nhức hoặc vị trí vết thương.

- Chữa tiêu chảy: Dùng lá rau tàu bay dạng tươi hoặc dạng khô khoảng 15g, sắc lấy nước uống. Dùng mỗi ngày cho đến khi triệu chứng thuyên giảm. (Có thể dùng được cho trẻ em)

- Hỗ trợ điều trị phì đại tiền liệt tuyến: Dùng 30g rau tàu bay khô, 10 - 15g náng hoa trắng. Các nguyên liệu này, cho thêm vào 3 chén nước, sắc đến khi còn 1 chén, đổ riêng ra. Tiếp tục sắc lần 2, lần 3 tương tự như trên. Trộn chung nước thuốc cả 3 lần sắc, chia làm 3 lần uống trong ngày.

- Hỗ trợ điều trị bướu lành và bướu cổ: Dùng 30g rau tàu bay, 30g cây xạ đen cùng 1,5 lít nước. Sắc cho đến khi còn 1 lít, chia làm 3 lần uống trong ngày. Nên uống sau khi ăn.

Ngoài ra, có thể hái lá rau tàu bay để nấu canh, xào hoặc luộc, giúp cơ thể tăng cường miễn dịch, giải độc.

Cần phân biệt rau tàu bay với cỏ tàu bay (bơm bớp, cỏ Lào, cỏ hôi, cỏ Nhật, cây phân xanh…), cây cũng phát tán hạt như rau tàu bay, cùng thuộc họ Asteraceae (họ Cúc) nhưng tên khoa học là Chromolarna odorata (L) King et Robinson. Lá cỏ tàu bay rất hôi, ít khi dùng làm thức ăn, chủ yếu dùng để làm thuốc.

Lưu ý

Để tránh những tác dụng phụ, không mong muốn có thể xảy ra, nên tham khảo ý kiến tư vấn của các chuyên gia, thầy thuốc trước khi quyết định sử dụng rau tàu bay để điều trị bệnh.


 
 
 
 
 
Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 

Giải đáp kỹ thuật
Skip portlet Portlet Menu
 
 

Hình ảnh
Skip portlet Portlet Menu
 

Video
Skip portlet Portlet Menu
3 Giảm 3 Tăng - 1 Phải 5 Giảm giúp nông dân An Giang giảm chi phí, tăng thu nhập
Đang tải....