Cổng thông tin điện tử Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Cổng thông tin sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Trang chủ
 
 
 
 
 

Liên kết website
Skip portlet Portlet Menu
 

Dự báo thời tiết
Skip portlet Portlet Menu

Cao Bằng

Cà Mau

Đà Nẵng

Hà Nội:

TP.HCM: 

Huế

Lạng Sơn

Nha Trang

Phan Thiết

Phú Quốc

Quy Nhơn

Sơn La

 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 
 
 
 
 
 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Mô hình hiệu quả
 
Nông dân Phú Hữu trồng dừa xiêm Mã Lai cho thu nhập trên 350 triệu đồng mỗi năm (13/08/2024)

Phú Hữu với điều kiện đất đai tương đối thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Những năm qua, nông dân xã Phú Hữu đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng thay đổi tư duy canh tác, bắt kịp với xu thế nông nghiệp thời kỳ 4.0. Nhiều mô hình làm ăn có hiệu quả được nông dân xã Phú Hữu tích cực áp dụng. Trong đó, có mô hình trồng dừa xiêm Mã Lai của gia đình Cô Nguyễn Thị Bạch Yến, cho thu nhập trên 350 triệu đồng mỗi năm.

Đến thăm vườn dừa xiêm Mã Lai của gia đình Cô Nguyễn Thị Bạch Yến, ngụ ấp Phú Hòa, xã Phú Hữu, An Phú trong những ngày gần đây, chúng tôi thực sự mãn nhãn với hơn 500 cây dừa xiêm xanh mướt đang cho trái sum sê. Cô Yến cho biết: Cách đây 4 năm do trồng lúa mang lại hiệu quả không cao, gia đình Cô quyết định chuyển sang mô hình trồng dừa xiêm Mã Lai. Với diện tích hơn 16 công Cô đầu tư 50 triệu đồng để lên rảnh trồng 500 cây dừa với chi phí tiền giống 30 triệu đồng. Để dừa phát triển tốt, ngoài lượng nước tưới phù hợp thì việc bón phân cũng quan trọng không kém. Do đó, Cô kết hợp hài hòa giữa phân bón hữu cơ và vô cơ khi bón cho cây.

Cô Yến (bìa phải) đang thu hoạch dừa

Dừa xiêm Mã Lai trồng được 20 tháng là cho lưỡi mèo và 30 tháng thì cho thu hoạch rộ. Ưu điểm của giống dừa này là trái rất sai, nước dừa rất ngọt nên được nhiều người ưa chuộng. Trung bình cách 20 ngày dừa cho 1 buồn từ 12-30 trái. Với hơn 500 gốc dừa mỗi tháng Cô Yến thu hoạch 1 đợt, với giá bán dừa tươi 65.000 đồng/1 chục 12 trái. Bình quân mỗi dợt thu hoạch gia đình cô Yến lợi nhuận từ 40-50 triệu đồng. Nói về hiệu quả mô hình mang lại, Cô Nguyễn Thị Bách Yến cho biết: “Từ khi áp dung mô hình trồng dừa xiêm Mãi Lai cuộc sống gia đình khám khá hơn. Trung bình mỗi năm thu nhập khoảng 350 triệu đồng”.

Vận chuyển dừa ra bờ mương đến bán cho thương lái

Để đảm bảo đầu ra ổn định, hiện Cô Yến đã ký kết bao tiêu sản phẩm với thương lái ở thành phố Hồ Chí Minh và phía nước bạn Campuchia cũng như thương lái ở Bến Tre. Đối với dưa tươi có giá 65.000 đồng/1 chục 12 trái, mỗi tháng tiêu thụ 1 lần. Đối với dừa khô bán cho thương lái Bến Tre có giá 5.000 đồng/1 trái. Hiện cô Yến còn dự trữ trên 30.000 trái dừa khô đang đợi đến ngày thương lái đến tiêu thụ. Dự kiến cầm chắc trong tay khoảng 150 triệu đồng.

Cùng với đó, Cô Yến còn ươm giống dừa này để bán cây giống cho những ai có nhu cầu. Cô Yến chia sẻ cách ươm Dừa Xiêm Mã Lai cũng khá đơn giản. Khi dừa khô, trước khi ươm nên dùng dao vạt đầu trái dừa gần tới phần sơ cứng rồi đặt vào nơi có bóng mát để dừa lên mọng. Lúc dừa còn nhỏ, ngày tưới nước 2 lần để đủ độ ẩm cho dừa giống phát triển. Làm đúng các bước này, dừa giống sẽ phát triển nhanh, lá to, cây khỏe mạnh và người mua sẽ rất thích. Hiện cô Yến còn khoảng 2.000 cây giống, bán với giá 25.000 đồng/cây.

Thương lái đến vườn thu mua dừa tươi

Theo tính toán với 16,5 công đất trồng dừa cho thu nhập 350 triệu đồng mỗi năm. Ngoài dừa, Cô Yến còn thu hoạch nguồn cá tạp tự nhiên từ các mương nước, mỗi năm khoảng 20 triệu đồng. Đồng thời, thu nhập khoảng 320 triệu đồng từ 34 công đất trồng lúa và hoa màu của gia đình. Như vậy, từ mô hình trồng dừa, hoa màu và cá tạp mỗi năm gia đình cô Yến thu nhập gần 700 triệu đồng. Đánh giá về hiệu quả của mô hình, ông Võ Trung Triều, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Hữu nói: “Hiện xã Phú Hữu có rất nhiều nông dân thay đổi tư duy trong canh tác theo hướng liên kết và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Trong đó, có mô hình trồng dưa xiêm Mã Lai của gia đình cô Yến đang phát huy hiệu quả, cho doanh thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm”.

Với hiệu quả của mô hình trồng dừa xiêm của gia đình cô Nguyễn Thị Bạch Yến đã mở ra triển vọng mới cho việc phát triển nông nghiệp bền vững ở xã Phú Hữu. Hiện Hội Nông dân xã Phú Hữu cũng định hướng nhân rộng để phát triển mô hình và khuyến khích các hộ dân mạnh dạn áp dụng. Cùng với đó, Hội Nông dân xã sẽ tích cực hỗ trợ quảng bá giới thiệu sản phẩm, nâng cao mẫu mã, đáp ứng tốt nhu cầu người tiêu dùng. Nhằm giúp nông dân phát triển nông nghiệp ổn định và bền vững hơn./.

 

Bài, ảnh: Thế Anh


 
 
 
 
 
Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 

Giải đáp kỹ thuật
Skip portlet Portlet Menu
 
 

Hình ảnh
Skip portlet Portlet Menu
 

Video
Skip portlet Portlet Menu
3 Giảm 3 Tăng - 1 Phải 5 Giảm giúp nông dân An Giang giảm chi phí, tăng thu nhập
Đang tải....