Cổng thông tin điện tử Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Cổng thông tin sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Trang chủ
 
 
 
 
 

Liên kết website
Skip portlet Portlet Menu
 

Dự báo thời tiết
Skip portlet Portlet Menu

Cao Bằng

Cà Mau

Đà Nẵng

Hà Nội:

TP.HCM: 

Huế

Lạng Sơn

Nha Trang

Phan Thiết

Phú Quốc

Quy Nhơn

Sơn La

 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 
 
 
 
 
 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Mô hình hiệu quả
 
Cải thiện kinh tế với mô hình nuôi lươn đồng (08/03/2018)
Từ nhiều năm nay, nghề nuôi lươn thương phẩm đã không còn xa lạ gì đối với nông dân trên địa bàn huyện Thoại Sơn. Tuy nhiên, đối với anh nông dân Phan Thái Học ngụ tại ấp Tân Đông, xã Mỹ Phú Đông thì lươn đồng lại là một đối tượng nuôi hoàn toàn mới. Từ vài năm nay, dù rất yêu thích với đối tượng nuôi này nhưng anh vẫn chưa dám mạnh dạn đầu tư nuôi do giá thành lươn thương phẩm thời gian qua khá bấp bênh cùng với chất lượng lươn giống không ổn định dễ xảy ra dịch bệnh.

 

Đến tận tháng 9 năm 2017, anh Học mới tìm được nguồn mua lươn giống tin cậy, từ đó anh đã mạnh dạn đầu tư làm 2 bồn nuôi lươn với diện tích 20m2/ bồn. Anh Học cho biết do lần đầu nuôi, chưa có kinh nghiệm, anh phân vân giữa các mô hình nuôi lươn hiện có như nuôi trong đất, nuôi không bùn bằng vỉ tre, ống tre… Qua tìm hiểu anh thấy rằng mô hình nuôi nào cũng có ưu và khuyết điểm của nó, mô hình nuôi trong đất lươn thương phẩm vàng đẹp nhưng dễ xảy ra dịch bệnh còn mô hình nuôi không bùn thì ít xảy ra dịch bệnh nhưng lươn thương phẩm màu không đẹp dễ bị thương lái ép giá.

Suy nghĩ trăn trở, anh Học quyết định kết hợp cả 2 mô hình. Mỗi bồn lươn của anh Học với kích thước 2,5m x 8m, anh chọn chừa đường nước chính giữa bồn rộng khoảng 0,5 mét có bố trí ống thoát nước, anh bố trí giá thể bao gồm đất vô bao và ống tre đục rỗng ruột vào 2 bên bồn mỗi bên 1 mét. Cách anh bố trí giá thể như sau: đầu tiên, anh bố trí sắp xếp các bao đất 1 lớp khoảng 10 cm; tiếp theo anh sắp các ống tre đục rỗng ruột dài 60 – 70cm có đường kính từ 5 – 6cm để làm chỗ trú ẩn cho lươn; sau đó anh để thêm 1 lớp bao đất khoảng 20cm để cố định phía trên các ống tre; tiếp trên các bao đất anh để thêm vỉ tre và 1 lớp đất mỏng phía trên khoảng 5cm. Mỗi bồn anh thả 50 kg lươn giống với kích cỡ 40 – 60 con/kg, sau khi thuần lươn giống ổn đinh, anh bắt đầu cho ăn. Mực nước trong bồn duy trì 30 – 40cm và thay nước hàng ngày. Sau 5 tháng nuôi, với 2 bồn lươn anh thu hoạch được gần 400 kg lươn thương phẩm với giá bán 145.000 đồng/kg trừ chi phí anh thu được lợi nhuận gần 20 triệu đồng. 

 

Anh Học cho biết với mô hình nuôi này vừa tiết kiệm được chi phí mua đất, đất vô bao vừa dễ quản lý dịch bênh, vừa dễ chăm sóc, lươn lại mau lớn lại có màu vàng đẹp, dễ bán. Một lần nữa, mô hình nuôi đồng lươn lại cho chúng ta thấy được hiệu quả quả kinh tế mà nó đã và đang mang lại, làm tăng thêm thu nhập cải thiện kinh tế cho nông dân trên địa bàn.

 

Phan Thị Thanh Hằng

Trạm Khuyến nông Thoại Sơn

 

 


 
 
 
 
 
Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 

Giải đáp kỹ thuật
Skip portlet Portlet Menu
 
 

Hình ảnh
Skip portlet Portlet Menu
 

Video
Skip portlet Portlet Menu
3 Giảm 3 Tăng - 1 Phải 5 Giảm giúp nông dân An Giang giảm chi phí, tăng thu nhập
Đang tải....