Cổng thông tin điện tử Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Cổng thông tin sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Trang chủ
 
 
 
 
 

Liên kết website
Skip portlet Portlet Menu
 

Dự báo thời tiết
Skip portlet Portlet Menu

Cao Bằng

Cà Mau

Đà Nẵng

Hà Nội:

TP.HCM: 

Huế

Lạng Sơn

Nha Trang

Phan Thiết

Phú Quốc

Quy Nhơn

Sơn La

 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 
 
 
 
 
 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Thông tin tổng hợp
 
Tăng cường công tác quản lý sức khỏe đất hướng tới sản xuất trồng trọt bền vững (31/10/2024)

Nhằm sử dụng và khai thác đất có hiệu quả gắn với đáp ứng mục tiêu phát triển sản xuất trồng trọt bền vững, ngày 29-10, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Sở, ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã và thành phố tăng cường công tác quản lý sức khỏe đất hướng tới sản xuất trồng trọt bền vững.

Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu rà soát, xây dựng kế hoạch đánh giá hiện trạng sử dụng đất và độ phì của đất tại mỗi hệ thống canh tác; từ đó đề xuất định hướng, giải pháp sử dụng đất một cách hợp lý, vừa hiệu quả vừa mang tính tái tạo, đảm bảo sử dụng bền vững tài nguyên đất đai của tỉnh; chủ động triển khai và báo cáo cấp có thẩm quyền bố trí nguồn lực để xây dựng các chương trình, đề án, dự án… về quản lý, nâng cao sức khỏe đất phù hợp với đặc điểm và thế mạnh của địa phương.

 Đồng thời nghiên cứu triển khai xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về sức khỏe đất cho lĩnh vực trồng trọt; thực hiện các hoạt động điều tra, đánh giá, cải tạo đất trồng trọt làm cơ sở đưa ra những giải pháp quản lý sức khoẻ đất và dinh dưỡng cây trồng phù hợp với vùng sinh thái và các loại cây trồng chủ lực từ nguồn ngân sách được phân bổ hàng năm cho đơn vị.

 Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của sức khỏe đất với sản xuất trồng trọt; phối hợp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về sức khỏe đất, đặc biệt đối với đối tượng là cán bộ quản lý, chuyên môn tại địa phương; phổ biến, hướng dẫn người dân áp dụng các giải pháp kỹ thuật để bảo vệ, nâng cao sức khỏe đất gắn với quản lý dinh dưỡng cây trồng trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, hướng dẫn, tập huấn, xây dựng và chuyển giao các mô hình sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp tuần hoàn… trên các loại cây trồng chủ lực của tỉnh gắn với liên kết sản xuất theo chuỗi cho các địa phương.

Sở Tài nguyên và Môi trường tăng cường công tác thanh, kiểm tra, phát hiện, xử lý kịp thời, xử lý nghiêm các hành vi gây ô nhiễm môi trường đất, gây thoái hóa đất hoặc sử dụng đất không đúng mục đích, làm ảnh hưởng đến chất lượng và sức khỏe đất trồng trọt trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Phối hợp các đơn vị có liên quan trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu về sức khỏe đất cho lĩnh vực trồng trọt, thực hiện các hoạt động điều tra, đánh giá, cải tạo đất trồng trọt làm cơ sở đưa ra những giải pháp quản lý sức khỏe đất và dinh dưỡng cây trồng phù hợp với vùng sinh thái và các loại cây trồng chủ lực từ nguồn ngân sách được phân bổ hàng năm cho đơn vị.

Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách của trung ương, chủ động ban hành chương trình, đề án, dự án về quản lý, nâng cao sức khỏe đất gắn với phát triển sản xuất trồng trọt bền vững phù hợp với điều kiện thực tế của từng huyện, thị xã và thành phố; lồng ghép các nội dung về tăng cường sức khỏe đất trồng trọt vào các chương trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Chủ trì, phối hợp cơ quan chuyên môn khảo sát, đánh giá hiện trạng sử dụng đất; khuyến cáo, đề nghị các chủ thể có hoạt động sản xuất áp dụng các giải pháp khắc phục, quan tâm bổ sung hệ vi sinh vật đất nhằm tạo môi trường đa dạng chủng loại, giàu dinh dưỡng, đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp hiệu quả, bền vững.

Bên cạnh đó, tăng cường công tác quản lý nhà nước về quản lý đất sản xuất trồng trọt; kiểm tra, xử lý kịp thời các hành vi gây ô nhiễm môi trường đất, thoái hóa đất hoặc sử dụng đất không đúng mục đích, làm ảnh hưởng đến chất lượng và sức khỏe đất trồng trọt trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Phổ biến, hướng dẫn người dân áp dụng các giải pháp kỹ thuật để bảo vệ, nâng cao sức khỏe đất gắn với quản lý dinh dưỡng cây trồng. Tăng cường, vận động người dân hiểu về ý nghĩa, tầm quan trọng của đất đối với sản xuất nông nghiệp và có giải pháp thiết thực, hiệu quả nhằm nâng cao sức khỏe đất./.

Nguồn: Công văn số 1521/UBND-KTN ngày 29/10/2024

                   Xuân Hiếu


 
 
 
 
 
Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 

Giải đáp kỹ thuật
Skip portlet Portlet Menu
 
 

Hình ảnh
Skip portlet Portlet Menu
 

Video
Skip portlet Portlet Menu
3 Giảm 3 Tăng - 1 Phải 5 Giảm giúp nông dân An Giang giảm chi phí, tăng thu nhập
Đang tải....