Cổng thông tin điện tử Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Cổng thông tin sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Trang chủ
 
 
 
 
 

Liên kết website
Skip portlet Portlet Menu
 

Dự báo thời tiết
Skip portlet Portlet Menu

Cao Bằng

Cà Mau

Đà Nẵng

Hà Nội:

TP.HCM: 

Huế

Lạng Sơn

Nha Trang

Phan Thiết

Phú Quốc

Quy Nhơn

Sơn La

 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 
 
 
 
 
 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Cây thuốc nam
 
Cam thảo nam, thảo dược quý, lành tính (05/07/2024)

Cam thảo nam là một vị thuốc rất thông dụng trong Đông y và Tây y. Từ lâu, nó đã được xem như một loại thảo dược quý, lành tính, dễ  trồng, dễ thu hái, có tác dụng chữa đa bệnh và cải thiện sức khỏe cho con người. Đây là loài cây có giá trị sử dụng làm thuốc có sẵn trong tự nhiên, góp phần đa dạng nguồn tài nguyên thực vật trong hệ thống vườn thuốc Nam tại cộng dồng.

Cam thảo nam còn được gọi với nhiều tên khác nhau tại mỗi địa phương như: Cam thảo đất, dạ cam thảo, thổ cam thảo,…

Tên khoa học: Scoparia dulcis L. Họ: Plantaginaceae. Một số tài liệu trước đây gọi là họ Mõm chó. Nhưng sau này, ICBN (International Code Botanical Nomenclature) thống nhất gọi tên họ Mã đề.

 Cây mọc thẳng đứng, cao 30 - 80cm, thân nhẵn, rễ to hình trụ. Lá đơn, mọc đối hoặc vòng 3 lá một. Phiến lá hình mác hay hình trứng ngược, dài 1,5 - 3cm, rộng 8 - 12mm, phía cuống hẹp lại thành cuống ngắn, mép lá nửa phía trên có răng cưa to, phía dưới nguyên. Lá cây có vị ngọt. Hoa nhỏ màu trắng, mọc riêng lẻ hoặc thành đôi ở nách lá. Rễ chính nhỏ, màu nâu đỏ nhạt, với nhiều rễ phụ. Toàn cây có mùi thơm nhẹ, vị đắng sau hơi ngọt.

Cây được xem như một loài cỏ dại, mọc hoang ở nhiều nơi. Cây ưa sáng, ưa ẩm, thường mọc thành từng đám ở ven sông, ruộng, ven đường đi, nương rẫy bỏ hoang. Cây mọc nhanh, có thể mọc từ hạt, thu hái quanh năm. Hiện nay, cây được trồng phổ biến ở các vườn thuốc hoặc vườn thực vật của các cơ sở y tế, cơ quan nghiên cứu, trường đại học,...

Theo nghiên cứu của y học hiện đại,  cam thảo nam có chứa alkaloid (chất đắng), flavonoid, diterpenoid, triterpen, acid silicic … và đặc biệt, 1 lượng amellin, chính hoạt chất này góp phần thúc đẩy quá trình tiêu thụ protein tốt hơn, ngăn ngừa các biến chứng mỡ trong mô mỡ (mỡ dưới da, mỡ nội tạng, mỡ bụng, mỡ đùi). Ngoài ra, amellin còn giúp chống lại các bệnh ngoài da, giúp mau lành vết thương. Chất alkaloid có tác dụng diệt ký sinh trùng, diệt khuẩn, hạ sốt, hạ huyết áp…

Theo tài liệu nghiên cứu của Ấn Độ, hoạt chất amelin có thể chữa các triệu chứng axit (acidose) của bệnh đái đường. Tuy nhiên năm 1918, Whittaker H. trong Brit Med. J. theo dõi áp dụng chất amelin trong 2 trường hợp thì cho rằng amelin không công hiệu đối với bệnh đái đường. Cần có công trình nghiên cứu thêm

Theo Đông y, cam thảo nam có vị ngọt, hơi đắng, tính mát. Tác dụng bổ tỳ, sinh tân, nhuận phế, thanh nhiệt, lợi thấp, chữa cảm sốt,  phế nhiệt gây ho, viêm họng, tiêu chảy, kiết lỵ, giải độc, lợi tiểu, rong kinh, ban chẩn, rôm sởi trẻ em, chàm (thấp chẩn)… Bộ phận dùng: Toàn cây, dùng tươi hoặc sấy khô nhưng phần nhiều dùng khô. Đào toàn cây và rễ, rửa sạch đất cát, đem phơi hay sấy khô.

- Chữa phế nhiệt, mẩn ngứa, tiểu tiện khó: Cam thảo nam tươi 30 - 60g, nước 100 - 150ml, xay sinh tố, lọc bỏ bã, uống trong ngày (có thể thêm chút đường phèn cho dễ uống.

- Chữa tỳ vị hư nhược, người mệt mỏi, ăn uống kém: Cam thảo nam 4g, nhân sâm 4g, bạch truật 12g, bạch linh 12g. Sắc uống ngày một thang.

- Chữa dị ứng mề đay: Cam thảo nam 15g, ké đầu ngựa 20g, kim ngân hoa 20g, lá mã đề 10g. Sắc uống ngày một thang.

- Chữa sốt phát ban: Cam thảo nam 15g, cỏ nhọ nồi 15g, sài đất 15g, cát căn 20g, lá trắc bá 12g. Sắc uống ngày một thang.

- Chữa viêm họng, ho có đờm: Cam thảo nam 15g, lá bồng bồng 10g, vỏ rễ cây dâu 15g. Sắc uống ngày một thang.

- Chữa viêm ruột, tiêu chảy, kiết lỵ: Cam thảo nam 15g, lá mơ lông 15g, cỏ seo gà 20g. Sắc uống ngày một thang.

Hoặc dùng cam thảo nam, rau má, lá rau muống, địa liền, mỗi vị 30g, sắc uống.

- Chữa tiểu tiện không thông, tiểu buốt, tiểu dắt: Cam thảo nam 15g, hạt mã đề 12g, râu ngô 12g. Sắc uống ngày một thang.

- Chữa viêm da, lở ngứa, mụn ngọt, eczema: Cam thảo nam 20g, kim ngân hoa 20g, sài đất 20g. Sắc uống ngày một thang.

Chú ý

Khi dùng cam thảo nam nấu nước uống thay trà, nên uống 1 đợt khoảng 3 – 5 ngày. Sau đó ngưng. Không nên uống liên tục để tránh gây phù nề..

Không tự ý pha thêm các thảo dược khác vào chung với cam thảo nam, trừ khi có ý kiến chuyên m ôn của Dược sĩ hay Lương y.

Liều dùng quy định, không được dùng quá 50 gram cam thảo nam mỗi ngày. Tốt nhất nên dùng thuốc trong 3 – 5 ngày, sau đó nghỉ một ngày.

                                  

                                                                    Quang Hiển


 
 
 
 
 
Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 

Giải đáp kỹ thuật
Skip portlet Portlet Menu
 
 

Hình ảnh
Skip portlet Portlet Menu
 

Video
Skip portlet Portlet Menu
3 Giảm 3 Tăng - 1 Phải 5 Giảm giúp nông dân An Giang giảm chi phí, tăng thu nhập
Đang tải....