Cổng thông tin điện tử Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Cổng thông tin sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Trang chủ
 
 
 
 
 

Liên kết website
Skip portlet Portlet Menu
 

Dự báo thời tiết
Skip portlet Portlet Menu

Cao Bằng

Cà Mau

Đà Nẵng

Hà Nội:

TP.HCM: 

Huế

Lạng Sơn

Nha Trang

Phan Thiết

Phú Quốc

Quy Nhơn

Sơn La

 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 
 
 
 
 
 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
ĐỀ ÁN 01 TRIỆU HECTA CHUYÊN CANH LÚA CHẤT LƯỢNG CAO
 
Sở Nông nghiệp và PTNT An Giang tiếp và làm việc với Đoàn giám sát giữa Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh (28/10/2024)

Chiều ngày 25/10, Đoàn giám sát trước kỳ họp cuối năm 2024 của Ban Kinh tế-Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh đến và làm việc tại Sở Nông nghiệp và PTNT An Giang, do ông Nguyễn Duy Toàn, tỉnh ủy viên Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách làm Trưởng đoàn và đại diện Ông Đỗ Tấn Kiết, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang cùng đại diện các lãnh đạo Ban Văn hóa-Xã Hội, Pháp chế, dân tộc, tỉnh ủy, Sở Tài chính,… Tiếp đoàn có đại diện Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Sĩ Lâm và cùng lãnh đạo các phòng, đơn vị có liên quan trực thuộc Sở.

Nội dung đoàn kiểm tra thông qua kết quả triển khai chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang theo Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐND ngày 12/7/2019 và Nghị quyết số 23/2022/NQ-HĐND ngày 11/11/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang. Báo cáo tại buổi kiểm tra, ông Trần Thanh Hiệp, Phó Giám đốc Sở nông nghiệp cho biết, ngành đã thực hiện 15 cuộc Hội nghị tuyên truyền về Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐND, Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND cho trên 670 lượt người tham dự là lãnh đạo phòng Kinh tế/Nông nghiệp và PTNT, cán bộ quản lý nhà nước cấp huyện, các Hợp tác xã, doanh nghiệp và hộ nông dân có liên quan. Thực hiện 01 cuộc tọa đàm về liên kết hợp tác trong sản xuất nông nghiệp qua phát sóng đài truyền hình An Giang, 28 panô tuyên truyền về nội dung thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản đều khắp 11 cấp huyện trong tỉnh; biên soạn và phát khoảng 3.500 sổ tay, 7.000 bìa gấp tuyên truyền về nội dung liên kết sản xuất, thực hiện chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Ngành nông nghiệp đã đăng ký vốn đầu tư công giai đoạn 2021-2025 thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tư 30 tỷ đồng để hỗ trợ hạ tầng theo Nghị quyết số 23/2022/NQ-HĐND. Tổ chức 30 lớp tập huấn cho Hợp tác xã (HTX) và cán bộ địa phương, nội dung kiến thức phục vụ trong việc liên kết giữa hộ sản xuất, Tổ Hợp tác (THT), HTX với các doanh nghiệp tiêu thụ...

Đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh chưa có Dự án hoặc Kế hoạch đề nghị hỗ trợ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp được hưởng hỗ trợ theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP. Hiện đã dự thảo 06 Kế hoạch liên kết lúa, các kế hoạch này đã được các đơn vị chuyên môn góp ý để đảm bảo nội dung theo quy định của Nghị định 98/2018/NĐ-CP. Trong đó, đã có 1 HTX nông nghiệp đã gửi hồ sơ đề nghị hỗ trợ, riêng 05 hợp tác xã vẫn còn ở khâu xây dựng hồ sơ liên kết.

Thời gian qua, Sở Nông nghiệp và PTNT đã triển khai các Chương trình, Dự án, Đề án đã đạt được những kết quả tích cực như Đề án phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển HTXNN đã tổ chức bồi dưỡng tập huấn nâng cao năng lực cho khoảng 700 lượt là thành viên, người lao động của các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, tổng kinh phí thực hiện khoảng 1.100 triệu đồng. Đồng thời hỗ trợ đào tạo dài hạn trình độ từ trung cấp đến đại học cho thành viên và người lao động cho 05 HTX đủ điều kiện. Tổ chức 02 lớp đào tạo và cấp chứng chỉ, chứng nhận sơ cấp Giám đốc HTX cho 36 người là nhân sự quản lý, điều hành HTX nông nghiệp và người lao động và hỗ trợ 37 HTX nông nghiệp trả lương lao động trẻ về làm việc tại HTX.

Theo ông Nguyễn Văn Hinh Chi cục Trưởng Chi cục Phát triển nông thôn cho biết, việc thực hiện triển khai chính sách hỗ trợ liên sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang hiện đang gặp khó là vic duy trì liên kết ổn định thời gian tối thiểu 3 năm để có thể thụ hưởng chính sách và quy mô tiểu vùng từ 400-500ha chưa phổ biến... Năm 2024 các doanh nghiệp tham gia liên kết với diện tích 52 ha tại 4 huyện Thoại Sơn, Châu Thành, Tri Tôn và Phú Tân. 

 Đã triển khai Dự án đầu tư Xây dựng và nhân rộng mô hình “Cánh đồng lớn” tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020, dự án được triển khai thi công từ năm 2018 đến cuối năm 2023 hoàn thành. Tổng mức đầu tư của dự án gần 282 tỷ đồng trong đó chi phí xây dựng công trình gần 236 tỷ đồng. Có 04 HTX NN trên địa bàn tỉnh được hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng thuộc Đề án thí điểm hợp tác xã kiểu mới theo Quyết định số 167/QĐ-TTg ngày 03/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Ông Nguyễn Văn Hiền, Chi cục Trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật việc cấp mã số vùng trồng là điều kiện để các doanh nghiệp xuất khẩu, đến nay đã cấp 495 mã số, với tổng diện tích vùng trồng 17.304,62 ha. Trong đó, lúa 163 mã số với diện tích 9.623,37 ha; Cây ăn trái 322 mã số với diện tích 7.626,71 ha; Rau màu 9 mã số với diện tích 53,54 ha và 1 mã số cây dược liệu. Tuy nhiên, việc triển khai liên kết theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang hiện đang gặp khó về thời gian và chính sách chưa hấp dẫn.

Việc ứng dụng cơ giới hóa, công nghệ tiên tiến để nâng cao hiệu quả kinh tế cho hộ nông dân, đến nay, đã hỗ trợ xây dựng 154 mô hình, với 3.240 nông dân được hỗ trợ nâng cao kiến thức, đổi mới công nghệ, ứng dụng cơ giới hóa trên diện tích 3.700 ha thông qua một số mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật hiện đại như: 24 mô hình sản xuất lúa giống xác nhận, 47 mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn SRP, 08 mô hình sản xuất lúa áp dụng đồng bộ cơ giới hóa, 19 mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh nông sản, 17 mô hình ứng dụng drone, 06 mô hình ứng dụng máy sạ cụm…; với tổng kinh phí hỗ trợ gần 43.950 triệu đồng, kinh phí đối ứng là 68.320 triệu đồng.

Về lĩnh vực chăn nuôi đã hỗ trợ các doanh nghiệp có tiềm lực, đầu tư trang trại quy mô lớn, tham gia liên kết với hộ nuôi theo hướng ứng dụng công nghệ cao như Công ty Thagrico (chăn nuôi heo giống, heo thịt, chăn nuôi bò sinh sản), Công ty CP Việt Nam (heo thịt, gà thịt và vịt thịt). Thực tế việc liên kết với hộ chăn nuôi chưa thể triển khai được do điều kiện quy mô đàn không thể đáp ứng đủ chỉ tiêu mà công ty đã đưa ra. Ngoài ra, về thủy sản đã hỗ trợ 04 doanh nghiệp đầu tư, phát triển các vùng ương nuôi con giống theo hướng công nghệ cao tham gia Đề án cá tra 3 cấp.

Bên cạnh đó ngành nông nghiệp đồng hành phối hợp cùng các cơ quan, doanh nghiệp tích cực hỗ trợ HTX, nông dân triển khai nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng chuyển đổi số, tạo chuyển biến rõ nét từ khâu sản xuất, chế biến, phân phối, đến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Cụ thể như mô hình sản xuất lúa không dấu chân. Điều khiển trang trại gia súc, gia cầm tự động trên điện thoại thông minh; Giám sát, xử lý ao nuôi cá tra bằng cảm biến; Nhà chim yến được quản lý bằng camera, phun sương làm mát điều khiển từ xa… Tính đến nay, đã có 20 HTX nông nghiệp ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất chủ yếu phần mềm ghi chép nhật ký sản xuất và kế toán HTX. Đã thực hiện được 252 mô hình sản xuất ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới trong đó có 13 mô hình cấp tỉnh, 239 mô hình cấp huyện, cấp xã. Các mô hình thực hiện được áp dụng các tiến bộ công nghệ vào sản xuất góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn và đáp ứng được mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

Sở Nông nghiệp và PTNT đã tích cực phối hợp với các sở, ngành liên quan hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho 120 doanh nghiệp, HTX tham gia hội chợ Thương mại trong nước và quốc tế nhằm tạo điều kiện các bên tham gia chuỗi giá trị kết nối, tìm kiếm thị trường và giới thiệu sản phẩm. Đến nay, toàn tỉnh đã đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP được 145 sản phẩm đạt chứng nhận “Sản phẩm OCOP” từ 3 sao trở lên, có 02 sản phẩm 5 sao, 03 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 11 sản phẩm 4 sao và 129 sản phẩm 3 sao (trong đó có 3 sản phẩm tiềm năng 4 sao) của 103 chủ thể kinh tế.

Phát biểu chỉ đạo tại buổi khảo sát, Trưởng đoàn giám sát Nguyễn Duy Toàn, đánh giá cao ngành nông nghiệp đã thực hiện đúng theo tinh thần các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang, mặc dù còn nhiều khó khăn vướng mắc trong thực hiện nhưng ngành quyết tâm tạo điều kiện hỗ trợ tốt cho HTX, doanh nghiệp. Qua các ý kiến của ngành Nông nghiệp về điều kiện quy mô diện tích, số lượng và thời gian của mô hình chưa đáp ứng theo mục tiêu của Nghị quyết. Qua đó, ông yêu cầu ngành thực hiện Hội nghị sơ kết đánh giá rà soát lại quá trình triển khai trong thời gian qua, để từ đó có định hướng đề xuất sửa đổi bổ sung hoặc thay thế Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐND và Nghị quyết số 23/2022/NQ-HĐND theo quy định hiện hành và điều kiện thực tế tại địa phương.

Đồng thời, Ông cũng yêu cầu ngành nông nghiệp tiếp tục phối hợp chặt chẽ mời gọi các doanh nghiệp tham gia đầu tư, triển khai liên hỗ trợ sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nhằm tiếp cận các chính sách theo Nghị quyết. Ngoài ra, phối hợp với Sở, ngành liên quan trình thủ tục hồ sơ xem xét các điểm chưa phù hợp với tình hình thực tế của ngành có hướng xử lý kịp thời đúng theo quy định của pháp luật. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng thụ hưởng trong thực hiện chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất qua các hình thức tổ chức các cuộc hội thảo doanh nghiệp và nông dân gặp gỡ cùng trao đổi để đưa ra biện pháp thực hiện phù hợp giữa hai bên.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Sĩ Lâm cám ơn đoàn công tác đến kiểm tra giám sát tình hình triển khai các Nghị quyết Ngân sách của Hội đồng nhân dân tỉnh và hứa trong thời gian tới ngành phát huy những ưu điểm và tiếp tục tuyên tuyền hướng dẫn cho HTX, doanh nghiệp hiểu và tiếp cận chính sách. Đồng thời đẩy mạnh triển khai thực hiện Đề án Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 góp phần hình thành vùng nguyên liệu sản xuất theo chuỗi giá trị, làm cơ sở để hướng đến thực hiện các chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất.

Trang Nghiêm


 
 
 
 
 
Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 

Giải đáp kỹ thuật
Skip portlet Portlet Menu
 
 

Hình ảnh
Skip portlet Portlet Menu
 

Video
Skip portlet Portlet Menu
3 Giảm 3 Tăng - 1 Phải 5 Giảm giúp nông dân An Giang giảm chi phí, tăng thu nhập
Đang tải....