Cổng thông tin điện tử Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Cổng thông tin sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Trang chủ
 
 
 
 
 

Liên kết website
Skip portlet Portlet Menu
 

Dự báo thời tiết
Skip portlet Portlet Menu

Cao Bằng

Cà Mau

Đà Nẵng

Hà Nội:

TP.HCM: 

Huế

Lạng Sơn

Nha Trang

Phan Thiết

Phú Quốc

Quy Nhơn

Sơn La

 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 
 
 
 
 
 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Tái cơ cấu nông nghiệp
 
Châu Thành thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với lợi thế của địa phương (18/09/2024)

Thời gian qua, Châu Thành đã tập trung thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và phát triển mỗi xã một sản phẩm. Trên cơ sở phát huy lợi thế về nông nghiệp, đã tạo nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Ở vị trí tiếp giáp trung tâm của tỉnh, có đường giao thông thủy, bộ thuận lợi với quốc lộ 91 và tỉnh lộ 941 chạy qua nối Châu Thành với Tri Tôn, Châu Phú và cách biên giới Việt Nam - Campuchia khoảng 50 km, có khu công nghiệp Bình Hòa… Phát huy lợi thế của địa phương, Châu Thành đã triển khai nhiều Chương trình, Đề án, Kế hoạch. Trong đó, quan tâm việc phát triển kinh tế tập thể; Lựa chọn các đối tượng cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản có năng xuất, chất lượng, giá trị kinh tế cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường, và phù hợp với quy hoạch phát triển của ngành để nghiên cứu, tổ chức sản xuất theo hướng tập trung, quy mô lớn; Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn sản xuất mang lại giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) và bà con nông dân.

Nổi bật là Đề án số 08-ĐA/HU ngày 11/5/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Châu Thành về Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và phát triển mỗi xã một sản phẩm, giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030. Đề án số 08-ĐA/HU ngày 11/5/2020 đã thể hiện sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của Lãnh đạo Huyện uỷ, UBND huyện, các xã, thị trấn và ngành chuyên môn của huyện, cùng với sự ủng hộ của các công ty, doanh nghiệp và đồng lòng của người dân trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy chuyển đổi tư duy từ “sản xuất nông nghiệp đơn thuần” sang tư duy “làm kinh tế nông nghiệp” gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.

Điểm sáng trong phát triển kinh tế tập thể:

Hiện nay, trên địa bàn huyện Châu Thành có 19 HTX nông nghiệp (tăng 07 HTX so với năm 2020), có 132 tổ hợp tác và 04 mô hình kinh tế trang trại (chủ yếu là trang trại chăn nuôi). Một số công ty, doanh nghiệp như: Tập đoàn Lộc Trời, Công ty Nông Hưng Phát, Công ty Nông Phát Đạt, Công ty Cp giống cây trồng Miền Nam, Công ty Tiến Nông, Công ty Lộc Nhân, Công ty AnFa, Công ty Nông Tín Đạt… tham gia liên kết tiêu thụ nông sản trên địa bàn huyện với diện tích bình quân hàng năm từ 16.000 - 21.000 ha.

Là một trong những HTX hoạt động hiệu quả, thời gian qua, HTX NN Vĩnh Bình đã mang lại lợi ích thiết thực, đúng với chủ trương thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp của tỉnh; Chất lượng, quy mô hoạt động HTX dần đi vào chiều sâu, góp phần nâng cao thu nhập cho xã viên. HTX NN Vĩnh Bình hiện nay có 93 thành viên, HTX hoạt động với 8 loại hình dịch vụ như: bao tiêu sản phẩm, cày xới, cung ứng vật tư, phun xịt, thu hoạch, vận chuyển, tín dụng nội bộ, thuê đất sản xuất. Hàng năm, HTX thực hiện liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm với diện tích khoảng 590,7 ha.

Trình diễn máy cụm kết hợp vùi phân

Chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi:

Đã thực hiện chuyển đổi từ đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái và cây màu, rau dưa các loại, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản đạt 113% so với chỉ tiêu kế hoạch, với diện tích khoảng 7.915,13 ha (chỉ tiêu kế hoạch đến 2025 chuyển đổi > 7.000 ha). Trong đó, đã chuyển đổi sang trồng màu khoảng 7.718,24 ha, chuyển đổi sang trồng cây ăn trái khoảng 628,25 ha. Qua đó, tạo điều kiện cho bà con tận dụng tối đa lợi thế về đất đai, khí hậu để phát triển kinh tế, góp phần đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Thu hoạch cá tra thương phẩm

Đã hình thành các vùng chuyên canh, các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, và chuỗi giá trị sản xuất - tiêu thụ cho 08 nhóm sản phẩm có tiềm năng, thế mạnh trên địa bàn huyện. Điển hình như: Lĩnh vực thủy sản: Diện tích nuôi cá tra theo tiêu chuẩn VietGAP đạt 30 ha (xã Bình Thạnh), diện tích nuôi lươn không bùn 500 m2 (xã Vĩnh Bình, xã Cần Đăng, xã Bình Hòa). Lĩnh vực rau, màu: có 06 nhà lưới trồng rau, màu với tổng diện tích 5.000 m2. Lĩnh vực hoa - cây kiểng: có 02 vườn ươm cây giống hoa với diện tích 3.000 m2. Lĩnh vực nấm ăn, nấm dược liệu: có 24 nhà trồng nấm bào ngư và 11 nhà trồng nấm rơm. Lĩnh vực cây ăn trái: có 174,93 ha trồng cây ăn trái các loại ứng dụng hệ thống tưới tự động điều khiển bằng điện thoại di động, sử dụng hệ thống pin năng lượng mặt trời,…

Trồng nấm rơm trên trụ

Địa phương đã có những chương trình, định hướng sáng tạo để chuyển dần từ “tư duy sản xuất nông nghiệp” sang “tư duy kinh tế nông nghiệp”. Tăng cường liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị để tăng hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân. Tính đến cuối năm 2023, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện là 68,84 triệu đồng/người/năm, đạt 98,34% so với chỉ tiêu (chỉ tiêu đến 2025 đạt 70-75 triệu đồng/người/năm); Giá trị sản xuất đất nông nghiệp là 252,83 triệu đồng/ha, đạt 84,27% so với chỉ tiêu (chỉ tiêu đến 2025 đạt 300-400 triệu đồng/ha). Điều này đã thực hiện đúng định hướng chung của Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp là tập trung nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp, nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích đất, cải thiện mức sống và tăng thu nhập của nông dân, gắn với thực hiện xây dựng nông thôn mới.

Trại bò giống trên địa bàn huyện

Chuẩn hóa quy trình sản xuất sản phẩm OCOP:

Chương trình OCOP không chỉ đem lại lợi ích về kinh tế mà nó còn làm phong phú thêm đời sống văn hóa của người dân nông thôn thông qua các sản phẩm đặc trưng địa phương. Đến nay, huyện có 03 sản phẩm đã được Ủy ban nhân dân tỉnh cấp Giấy chứng nhận công nhận sản phẩm OCOP đạt chuẩn 3 sao gồm: nấm Đông trùng hạ thảo khô - xã Cần Đăng, Nước mấm chai Cô Nành - xã Vĩnh Thành và sầu riêng Vĩnh Hòa - xã Vĩnh Nhuận. Có 02 điểm trưng bày sản phẩm OCOP và sản phẩm đặc trưng của địa phương (Trạm dừng chân Thần Tài tại xã Bình Hòa và Cửa hàng Nông sản an toàn Phan Nam tại thị trấn An Châu).

Sản phẩm OCOP 3 sao nước mắm chay Cô Nành

Địa phương luôn quan tâm triển khai các lớp tập huấn Chương trình OCOP phù hợp với từng đối tượng, nhu cầu thực tiễn và bám sát vào hướng dẫn của tỉnh. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất sản phẩm dịch vụ OCOP. Thúc đẩy phát triển thương mại điện tử cho sản phẩm OCOP, đặc biệt cho các sản phẩm có quy mô nhỏ, sản phẩm đặc sản địa phương.

Nhằm thực hiện hiệu quả Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp, thời gian tới, Châu Thành tiếp tục hỗ trợ, thực hiện trí thức hóa nông dân, HTX, tổ hợp tác thông qua các hoạt động tập huấn, đào tạo kỷ năng và tiếp cận chuyển đổi số, chuyển đổi tư duy làm kinh tế để tăng thu nhập cho người dân; Giúp nông dân phát huy hiệu quả nội lực của chính mình và cộng đồng cùng liên kết và phát triển, có khả năng áp dụng khoa học công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Tập trung triển khai nhân rộng các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị có doanh nghiệp cùng tham gia. Phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp kết hợp khai thác loại hình du lịch sinh thái, đảm bảo môi trường xanh, sạch, đẹp, thân thiện và hài hòa với thiên nhiên…

Thu hoạch lúa vụ bằng máy gặt đập liên hợp

 

Hồng Quyên

Sở Nông nghiệp & PTNT


 
 
 
 
 
Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 

Giải đáp kỹ thuật
Skip portlet Portlet Menu
 
 

Hình ảnh
Skip portlet Portlet Menu
 

Video
Skip portlet Portlet Menu
3 Giảm 3 Tăng - 1 Phải 5 Giảm giúp nông dân An Giang giảm chi phí, tăng thu nhập
Đang tải....