Cổng thông tin điện tử Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Cổng thông tin sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Trang chủ
 
 
 
 
 

Liên kết website
Skip portlet Portlet Menu
 

Dự báo thời tiết
Skip portlet Portlet Menu

Cao Bằng

Cà Mau

Đà Nẵng

Hà Nội:

TP.HCM: 

Huế

Lạng Sơn

Nha Trang

Phan Thiết

Phú Quốc

Quy Nhơn

Sơn La

 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 
 
 
 
 
 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Nông nghiệp trong tỉnh
 
Hội thảo đánh giá dự án “Xây dựng mô hình sản xuất lúa phục vụ phát triển vùng nguyên liệu tại Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2022-2024” thực hiện năm 2024 (31/07/2024)

Đó là chủ đề Hội thảo được Trung tâm Khuyến nông An Giang kết hợp Trạm Khuyến nông huyện Châu Thành tổ chức tổ chức vào ngày 30/7, tại xã Vĩnh An, huyện Châu Thành, An Giang. Đếm dự có ông Tôn Thất Thịnh - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, bà Huỳnh Đào Nguyên - Giám đốc Trung tâm khuyến nông tỉnh An Giang cùng lãnh đạo Chi Cục Trọt và Bảo vệ thực vật, Phòng nông nghiệp và PTNT, các Trạm Trồng trọt và BVTV, Trạm Khuyến nông, Công ty/doanh nghiệp và trên 60 nông dân tại 02 huyện Châu Thành và Tri Tôn đến dự.

Đại biểu tham gia hội thảo

Mô hình được triển khai vụ lúa Hè Thu năm 2024 tại Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Vĩnh An xã Vĩnh An, huyện Châu Thành với 30 nông dân tham gia, quy mô 50 ha, sử dụng giống ĐS1, lượng giống gieo sạ cụm 70/kg giống/ha. Nông dân tham gia mô hình được hỗ trợ 50% kinh phí mua bộ thiết bị gieo sạ cụm và 50% giống lúa, được cấp mã số vùng trồng cho diện tích 50 ha và tham gia liên kết tiêu thụ với Công ty TNHH lúa gạo Việt Nam (VINARICE). Sau thời gian 04 tháng canh tác so sánh với ruộng đối chứng và ruộng mô hình cho thấy, ruộng mô hình giảm lượng giống, giảm lượng phân, thuốc bảo vệ thực vật. Lợi nhuận ruộng mô hình cao hơn so với ruộng đối chứng hơn 10.4300.000 đồng/ha.

Tại hội thảo, nông dân tham gia thực hiện mô hình đánh giá cao việc sử dụng cơ giới hóa từ gieo sạ đến thu hoạch cụ thể là máy gieo hạt theo cụm, máy bay không người lái (Drone) giúp giảm công lao động, lúa không bị đỗ ngã, hạn chế sâu bệnh hại và giảm chi phí sản xuất.

Nông dân không tham gia mô hình cho biết, thói quen sản xuất tại địa phương sử dụng lượng lúa giống 160 kg/ha, khi tham quan mô hình trình diễn sử dụng 70 kg/ha lúa giống vẫn cho năng suất cao hơn sản xuất thông thường. Bên cạnh đó, được doanh nghiệp tham gia liên kết tiêu thụ giá cao hơn thị trường từ 800-1.000 đồng/kg nông dân rất phấn khởi và mong muốn được hỗ trợ kỹ thuật và bao tiêu để được tham gia.

Ông Tôn Thất Thịnh – PGĐ Sở Nông nghiệp và PTNT phát biểu tại hội thảo

Ngoài ra, tại buổi hội thảo Công ty TNHH lúa gạo Việt Nam (VINARICE), Công ty TNHH Lương Thực ANGIMEX giới thiệu đến nông dân sản xuất lúa về nhu cầu quy mô liên kết sản xuất, các loại giống lúa nông dân Đồng bằng sông Cửu Long gieo trồng thời gian qua và đặc biệt chính sách liên kết tiêu thụ công ty để khuyến khích nông dân tham gia liên kết.

Thông qua mô hình giúp nông dân tiếp cận những kỹ thuật mới trong quá trình sản xuất, hình thành vùng sản xuất lúa nguyên liệu có diện tích lớn để phục vụ xuất khẩu mang lại lợi nhuận cho người sản xuất lúa. Từ đó giúp nông dân tăng thêm lợi nhuận, phát triển kinh tế gia đình./.

Thanh Tú – Trung tâm Khuyến nông An Giang


 
 
 
 
 
Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 

Giải đáp kỹ thuật
Skip portlet Portlet Menu
 
 

Hình ảnh
Skip portlet Portlet Menu
 

Video
Skip portlet Portlet Menu
3 Giảm 3 Tăng - 1 Phải 5 Giảm giúp nông dân An Giang giảm chi phí, tăng thu nhập
Đang tải....