Cổng thông tin điện tử Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Cổng thông tin sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Trang chủ
 
 
 
 
 

Liên kết website
Skip portlet Portlet Menu
 

Dự báo thời tiết
Skip portlet Portlet Menu

Cao Bằng

Cà Mau

Đà Nẵng

Hà Nội:

TP.HCM: 

Huế

Lạng Sơn

Nha Trang

Phan Thiết

Phú Quốc

Quy Nhơn

Sơn La

 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 
 
 
 
 
 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Dự tính dự báo sâu bệnh
 
Dự báo sâu bệnh trên cây trồng (số 37)- Từ ngày 09/09 đến 15/09/2024 (09/09/2024)
Tính đến 09/9/2024, vụ Thu Đông 2024 đã xuống giống 156.200ha, đạt 104,8% kế hoạch. Lúa trên đồng chủ yếu ở giai đoạn mạ đến đẻ nhánh. Theo dự báo thời tiết, mùa mưa năm nay tập trung chủ yếu vào tháng 9 và tháng 10 dương lịch, do đó những ruộng mới xuống giống, lúa còn nhỏ bà con chủ động chuẩn bị các điều kiện chống úng để sẵn sàng bơm nước ra khi gặp mưa lớn.

 

Thời tiết trong tuần tới mây thay đổi đến nhiều mây, mưa thường xuất hiện từ trưa đến chiều tối, nhiệt độ từ 24-30 độ C, nhiệt độ ban đêm về sáng có thể đạt 23 độ C. Theo dự báo của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, một số đối tượng quan trọng sẽ xuất hiện và gây hại như Ốc bươu vàng, chuột, đạo ôn lá sẽ tiếp tục gây hại nhẹ trên lúa mạ đến đẻ nhánh.

Với tình hình thời tiết và sâu bệnh như trên, đề nghị bà con lưu ý một số vấn đề sau trong công tác quản lý dịch hại:

Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật 1 phải 5 giảm ngay từ đầu vụ, bón lót phân hữu giúp cây lúa khỏe, hạn chế sâu bệnh, giảm chi phí sản xuất.

Thời tiết thường xuyên có mưa, đối với lúa mới sạ đến đẻ nhánh cần chuẩn bị điều kiện thoát nước phù hợp tránh ngập úng khi có mưa lớn.

1. Đối bệnh đạo ôn lá: Khi lúa xuất hiện vết bệnh đạo ôn hình mắt én, tiến hành phun trị bằng thuốc đặc trị nấm, phun đủ nước 40-60 lít/công và pha thêm chất bám dính có chất Lau-ryl sul-fate tránh thuốc bị rửa trôi khi gặp mưa. Hoãn bón phân, phân bón lá khi lúa đang bị bệnh.

2. Đối với chuột: Dùng thuốc bả mồi được phép sử dụng tại Việt Nam, tuyệt đối không dùng xiệt điện gây nguy hiểm cho người lao động trên đồng ruộng.

3. Đối với bù lạch: Nếu ruộng có nước và tỷ lệ lá bị se lại do bọ trĩ dưới 15% số lá bà con không cần phải xử lý thuốc, chỉ cần phun bổ sung phân bón lá giúp cây phục hồi. Do khi ruộng có nước bù lạch nhân mật số rất chậm, ít gây hại cho lúa, cây lúa có thể phục hồi nhanh sau các đợt bón phân.

4. Đối với sâu cuốn lá: Giai đoạn lúa dưới 30 ngày tuổi, nếu mật số sâu cuốn lá dưới 25 con/m2, bà con không cần xử lý thuốc, vì qua đợt sâu lá này, cây lúa sẽ cho ra lá mới rất nhanh, không ảnh hưởng đến sinh trưởng cây lúa về sau.

 

Để biết thêm chi tiết xin liên hệ với Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật các huyện, thị xã, thành phố hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh qua các số điện thoại: 02963854698 hoặc 0918626796 (gặp ông Nguyễn Văn Hiền – Chi cục trưởng); 0908500051 (gặp ông Đặng Thanh Phong – Phó chi cục trưởng) để được hướng dẫn cụ thể.

 

 

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang

 
 
 
 
 
Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 

Giải đáp kỹ thuật
Skip portlet Portlet Menu
 
 

Hình ảnh
Skip portlet Portlet Menu
 

Video
Skip portlet Portlet Menu
3 Giảm 3 Tăng - 1 Phải 5 Giảm giúp nông dân An Giang giảm chi phí, tăng thu nhập
Đang tải....