Cổng thông tin điện tử Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Cổng thông tin sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Trang chủ
 
 
 
 
 

Liên kết website
Skip portlet Portlet Menu
 

Dự báo thời tiết
Skip portlet Portlet Menu

Cao Bằng

Cà Mau

Đà Nẵng

Hà Nội:

TP.HCM: 

Huế

Lạng Sơn

Nha Trang

Phan Thiết

Phú Quốc

Quy Nhơn

Sơn La

 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 
 
 
 
 
 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Dự tính dự báo sâu bệnh
 
Công văn Số: 447/DB-CCTTBVTV của Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật ngày 14-08-2024, dự báo tình hình sâu bệnh chủ yếu trên cây lúa vụ Thu Đông 2024 (20/08/2024)
Trên cơ sở dự báo tình hình thời tiết, khí tượng, thủy văn, tình hình sinh trưởng phát triển các trà lúa hiện nay, cơ cấu giống lúa canh tác trong vụ và tiến độ thu hoạch lúa, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật dự báo một số đối tượng xuất hiện và gây hại trong vụ Thu Đông 2024, cụ thể như sau:

 

DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH CHỦ YẾU TRÊN CÂY LÚA
VỤ THU ĐÔNG 2024

1. Tình hình thời tiết, khí hậu:

Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh An Giang, tình hình thời tiết, khí hậu từ nay đến tháng 12/2024, cụ thể như sau:

Mùa mưa kết thúc muộn hơn TBNN, khả năng vào khoảng cuối tháng 11 đến nửa đầu tháng 12/2024, mưa tập trung nhiều vào tháng 9-10, vẫn còn khá nhiều ngày có mưa trái mùa trong những tháng mùa khô cuối năm 2024 và đầu năm 2025

Đầu nguồn sông Cửu Long, mực nước cao nhất năm xấp xỉ và cao hơn đỉnh lũ năm 2023 từ 0.10-0.20m. Thời gian xuất hiện vào khoảng giữa tháng 10.

2. Tình hình sản xuất vụ Thu Đông 2024:

Theo số liệu tổng hợp của Trung tâm Bảo vệ thực vật Phía Nam, vùng Đồng bằng sông Cửu Long xuống giống Thu Đông 2024 đến nay được 367.000ha, sâu bệnh chủ yếu là rầy nâu, sâu cuốn lá, chuột, đạo ôn lá, rầy phấn trắng...

Tại An Giang, kế hoạch xuống giống vụ Thu Đông 2024 là 163.365 ha, trong đó diện tích lúa là 148.976 ha và màu 14.389 ha. Ước năng suất lúa bình quân vụ Thu Đông đạt 6,21 tấn/ha.

Khung lịch thời vụ xuống giống vụ Thu Đông 2024 trong toàn tỉnh được khuyến cáo bắt đầu từ ngày 15/7 đến ngày 31/8/2024 (nhằm ngày 10 tháng 6 đến ngày 28 tháng 7 năm 2024 âm lịch), gồm 03 trà lúa:

  • Trà sớm diện tích xuống giống khoảng 18.000 ha tập trung tại huyện Tri Tôn, Tịnh Biên và TP. Long Xuyên.
  • Trà đại trà diện tích xuống giống khoảng 134.000 ha tập trung tại 11 huyện, thị, thành.
  • Trà muộn diện tích xuống giống khoảng 7.000 ha tại các huyện Châu Phú, Chợ Mới, Tân Châu, An Phú.

Hiện nay, diện tích xuống giống Thu đông 2024 đạt khoảng >35.000ha, chủ yếu đang giai đoạn mạ đến đẻ nhánh, cơ cấu giống chủ yếu các giống lúa thơm, chất lượng cao, ít kháng sâu bệnh.

3. Dự báo diễn biến sâu bệnh chủ yếu trên lúa vụ Thu Đông 2024

Trên cơ sở dự báo tình hình thời tiết, khí tượng, thủy văn, tình hình sinh trưởng phát triển các trà lúa hiện nay, cơ cấu giống lúa canh tác trong vụ và tiến độ thu hoạch lúa, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật dự báo một số đối tượng xuất hiện và gây hại trong vụ Thu Đông 2024, cụ thể như sau:

3.1 Ốc bươu vàng:

Ốc bươu vàng có khả năng gây hại từ nhẹ đến trung bình ở giai đoạn mạ đến đẻ nhánh.

Giải pháp: đối với ruộng mới xuống giống cần chuẩn bị điều kiện thoát nước tốt nhất, mặt ruộng bằng phẳng để thuốc ốc phát huy hiệu quả cao nhất; thường xuyên theo dõi bản tin thời tiết nông vụ, dự báo thời tiết trên các phương tiện truyền thông để chủ động ứng phó khi có mưa lớn, nếu dự báo có mưa lớn cần chuẩn bị khơi thông mương thoát nước tránh đọng nước, nước trong ruộng dâng cao tạo điều kiện thuận lợi cho OBV cắn phá.

3.2 Bệnh đạo ôn lá và đạo ôn cổ bông:

Từ cuối tháng 8 đến tháng 10 nhiệt độ có thể xuống thấp nhất 24 độ C, cao nhất 30-31 độ C, lúa đẻ nhánh đến làm đòng dễ bị đạo ôn lá. Bệnh sẽ phát sinh và gây hại mạnh trên các ruộng gieo sạ dày, bón thừa đạm.

Giải pháp: giảm lượng giống gieo sạ, thăm đồng thường xuyên để phát hiện các vết bệnh đạo ôn mới xuất hiện, phun trừ bệnh theo 4 đúng, dùng thêm chất bám dính tránh thuốc bị rữa trôi khi gặp mưa sau vài giờ. Học cách phân biệt vết bệnh đạo ôn đã khô (phun trị hiệu quả) và vết bệnh còn đang phát triển (phun trị không hiệu quả) để tiếp tục phun trị tiếp theo. Chú ý không bón phân, phun phân bón lá chứa đạm khi cây đang bị bệnh nói chung.

Đối với đạo ôn cổ bông cần phun phòng trước và sau khi trổ đều, đặc biệt lưu ý đối với những ruộng, tiểu vùng có xuất hiện đạo ôn lá gây hại từ trung bình đến nặng.

3.3 Bệnh cháy bìa lá (vi khuẩn), bệnh sọc trong:

Bệnh thường xuất hiện từ khi lúa làm đòng đến trổ, đây là bệnh do vi khuẩn gây nên, bệnh có thể lây lan nhanh do mưa, do hoạt động con người, do côn trùng trong ruộng.

Giải pháp: việc phát hiện sớm bệnh do vi khuẩn gây hại là rất quan trọng, từ khi lúa 40 ngày đến trổ cần thăm đồng phát hiện lá lúa bị vi khuẩn ở giai đoạn sớm (lá lúa bị nhạt màu dọc theo bìa lá lúa) tiến hành phun thuốc đặc trị vi khuẩn như các hoạt chất Kasugamicin; Zhongshenmycin; Cymoxanil; Papain; Streptomycin; Bismerthiazol; Ningnamycin; Bronopol; Gentamycin; Oxytetracyline; Salicylic acid; Tetramycin; Erythromycin.

3.4 Bệnh lem lép hạt:

Bệnh sẽ xuất hiện trong điều kiện nhiệt độ cao, ẩm độ cao (trời âm u, có mưa nắng xen kẻ, gió lùa, áp lực bệnh trước đó).

Giải pháp:

  • Bón phân kali 4-6 kg/công nhỏ, công lớn ở cửa phân bón thúc đòng;
  • Cung cấp phân bón, phân bón lá (ưu tiên) chứa dinh dưỡng Bo từ 5 -10 ngày trước khi lúa trổ;
  • Phun phòng bệnh sau khi lúa trổ đều;
  • Phun phân bón lá giàu kali 1-2 lần sau khi lúa trổ đều đến trước khi lúa chín nữa bông.
  • Bệnh vàng lá chín sớm: Do thời tiết nắng nóng, bệnh vàng lá chín sớm tiếp tục xuất hiện và gây hại trên trà ở giai đoạn đòng trổ; lúa nhiễm bệnh ở mức độ nhiễm nhẹ đến trung bình, lưu ý những ruộng cặp bờ vườn, ruộng bón thừa đạm dễ bị nhiễm bệnh.

3.5 Sâu cuốn lá nhỏ:

Sâu cuốn lá có thể xuất hiện 2 đợt/vụ lúa, bắt đầu từ khoảng 30 trở đi, hoặc hiện diện nhiều lứa tuổi tại một thời điểm, việc nhận định mức độ gây hại của sâu cuốn lá để áp dụng giải pháp phun trừ sẽ mang lại hiệu quả cao nhất. Phun trừ sâu cuốn lá khi phần lớn sâu ở tuổi 1-3, phun đủ nước theo khuyến cáo trên bao bì, nếu phun trừ thất bại ở lần xuất hiện đầu tiên sẽ có khả năng bị sâu cuốn lá gây hại ở đợt tiếp theo (khoảng 1 tháng), do đó khi chọn thuốc phòng trừ sâu cuốn lá cần thay đổi hoạt chất có kiểu tác động khác nhau để hạn chế sâu cuốn lá kháng thuốc.

Ngoài ra cần chú ý các đối tượng rầy nâu, rầy phấn trắng, vàng lá chín sớm, muỗi hành, sọc trong do vi khuẩn...

4. Giải pháp chung phòng trừ sâu bệnh

Vệ sinh đồng ruộng, mang rơm ra khỏi ruộng hoặc xử lý bổ sung các chế phẩm hỗ trợ phân hủy rơm trước khi cài vùi tránh ngộ độc hữu cơ.

Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật ngay từ đầu vụ như làm cho cây khỏe (IPHM), tưới ngập khô xen kẻ, quản lý sâu bệnh tổng hợp (IPM, 1P5G), các tiến bộ khoa học kỹ thuật là một quy trình mang tính liên hoàn, kéo theo, do đó cần áp dụng đồng bộ quy trình đã công bố.

 

(Theo Công văn Số: 447/DB-CCTTBVTV của Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật ngày 14-08-2024)

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang

 
 
 
 
 
Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 

Giải đáp kỹ thuật
Skip portlet Portlet Menu
 
 

Hình ảnh
Skip portlet Portlet Menu
 

Video
Skip portlet Portlet Menu
3 Giảm 3 Tăng - 1 Phải 5 Giảm giúp nông dân An Giang giảm chi phí, tăng thu nhập
Đang tải....