Cổng thông tin điện tử Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Cổng thông tin sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Trang chủ
 
 
 
 
 

Liên kết website
Skip portlet Portlet Menu
 

Dự báo thời tiết
Skip portlet Portlet Menu

Cao Bằng

Cà Mau

Đà Nẵng

Hà Nội:

TP.HCM: 

Huế

Lạng Sơn

Nha Trang

Phan Thiết

Phú Quốc

Quy Nhơn

Sơn La

 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 
 
 
 
 
 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Cây thuốc nam
 
Dây đau xương với công dụng trị xương khớp (18/06/2024)

Dây đau xương được biết đến như một vị thuốc lưu truyền trong dân gian từ rất lâu. Được trồng rộng rãi trong dân. Ngày nay, loại cây này trở nên phổ biến và quen thuộc tại các vườn thuốc Nam. Như một sự trùng hợp, tên của loài cây này là chính là tính năng để giúp chữa các triệu chứng của bệnh đau mỏi gân xương, tê thấp, nhức mỏi toàn thân hoặc có thể sử dụng làm thuốc bổ.

Dây đau xương còn có tên khác như: Tục cốt đằng, khoan cân đằng, khau năng cấp, thân cân đằng, thư cân đằng, đại lục đằng, đại thanh xà, lục đằng tử, tiếp cốt đằng, nhuyễn cốt đằng... Tên khoa học là Tinospora sinensis Merr. Họ tiết dê (Menispermaceae).

Dây đau xương mọc hoang khắp nơi trên các loại vùng đất tại Việt Nam. Cây thuộc dạng dây leo. Khi còn nhỏ, cành của cây có lông. Đến giai đoạn tăng trưởng, hình thành lớp vỏ nhẵn, không sần sùi. Lá có dạng hình tim, mặt dưới lá có lông. Gân lá hình chân vịt. Hoa thường mọc thành chùm, màu vàng nhạt. Quả khi chín có màu đỏ và có dịch nhầy.

Y học hiện đại đã phát hiện trong dây đau xương chứa Histamin, Acetylcholine có thể ức chế hoạt tính gây co thắt cơ trơn. Ngoài ra, các thành phần hóa học khác, có nhiều lợi ích đối với sức khỏe như: Alkaloid, Tinosinesid, Glycoside Phenolic, Dinorditerpen glucosid, …

Theo Đông y, dây đau xương có tác dụng khu phong, trừ thấp, thư cân hoạt lạc. Chủ trị các bệnh đau nhức xương khớp và phong tê thấp.

Dây đau xương thu hái quanh năm. Tất cả bộ phận của cây đều có thể dùng làm dược liệu. Thái nhỏ dùng tươi hoặc phơi khô để dùng khi cần thiết.

Một số bài thuốc sử dụng cây dây đau xương

- Điều trị chứng đau lưng mỏi gối do thận hư yếu: 12g dây đau xương , 12g củ mài, 12g thỏ ty tử, 12g rễ cỏ xước, 16g đỗ trọng, 16g cốt toái bổ, 16g tỳ giải. Tất cả thành 1 thang sắc uống.

- Chữa trị rắn cắn: 20g dây đau xương, 20g lá tía tô, 50g rau sam, 30g lá thài lài. Tất cả nguyên liệu tươi này đem đi giã và chắt lấy nước uống. Bã đắp lên vết rắn cắn.

- Điều trị đau nhức xương khớp: Dây đau xương thái nhỏ và sao vàng. Ngâm với rượu theo tỷ lệ 1:5. Mỗi lần uống một ly nhỏ, ngày 3 lần. Với những đối tượng không thể uống được rượu thì có thể dùng nguyên liệu này sắc nước uống trong khoảng từ 15 đến 20 ngày. Hoặc có thể sử dụng dây đau xương, rửa sạch, giã nát và trộn với một ít nước, đắp lên vùng bị đau nhức.

- Điều trị sưng đỏ mu bàn chân và đau sưng ở đầu gối: 20g dây đau xương, 20g cam thảo dây, 20g cốt khí củ, 20g đơn gối hạc, 20g rễ cây tầm xoọng. Tất cả đem sắc, uống liên tục trong 7 đến 21 ngày.

- Điều trị chứng đau tay, tê mỏi tay, đau nhức tay ở người cao tuổi: Dây đau xương, cây mắc cỡ, kim ngân hoa, hy thiêm, cỏ xước, ké đầu ngựa, cà gai leo, thổ phục linh, thiên niên kiện, với hàm lượng như nhau. Toàn bộ đem sắc với nước theo tỷ lệ 1:1,  sau đó chế thành rượu thuốc uống hằng ngày. Mỗi lần, 1 ly nhỏ.

- Điều trị đau thần kinh tọa: 20g dây đau xương, 20g kê huyết đằng, 20g ngưu tất, 20g cẩu tích, 20g cốt toái bổ, 12g ba kích, 8g thiên niên kiện.  Toàn bộ đem sắc, uống trong ngày. Duy trì liên tục cho đến khi không còn triệu chứng của bệnh.

- Điều trị chứng liệt nửa người phải: 8g dây đau xương , 10g rễ đinh lăng, 3g gừng tươi, 8g cây mắc cỡ, 8g dây trâu cổ, 8g đậu chiều, 6g cây thần sa, 5g quế, 5g quả hồ tiêu chín; 4g cây bách bệnh. Đem toàn bộ, lấy nước uống mỗi ngày.

- Điều trị tổ đỉa: Lá và thân của dây đau xương, rửa sạch, phơi khô, sao vàng và sắc lấy nước uống.

Lưu ý

Dây đau xương có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn và tăng huyết áp. Do đó, nếu có bất kỳ phản ứng nào sau khi sử dụng, nên ngưng sử dụng và tìm kiếm lời khuyên từ bác sĩ.

Thận trọng sử dụng với những người có tạng hàn.

Với những người mới sử dụng lần đầu nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc Đông y.

                                                                            Quang Hiển


 
 
 
 
 
Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 

Giải đáp kỹ thuật
Skip portlet Portlet Menu
 
 

Hình ảnh
Skip portlet Portlet Menu
 

Video
Skip portlet Portlet Menu
3 Giảm 3 Tăng - 1 Phải 5 Giảm giúp nông dân An Giang giảm chi phí, tăng thu nhập
Đang tải....