Cổng thông tin điện tử Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Cổng thông tin sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Trang chủ
 
 
 
 
 

Liên kết website
Skip portlet Portlet Menu
 

Dự báo thời tiết
Skip portlet Portlet Menu

Cao Bằng

Cà Mau

Đà Nẵng

Hà Nội:

TP.HCM: 

Huế

Lạng Sơn

Nha Trang

Phan Thiết

Phú Quốc

Quy Nhơn

Sơn La

 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 
 
 
 
 
 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Cây thuốc nam
 
Cây vòi voi, thảo dược chống viêm kháng khuẩn (28/08/2024)
Thế giới xung quanh ta rất nhiều cây cỏ mọc hoang, tưởng chừng như cỏ dại nhưng lại là những thảo được quý. Trong số đó, được nhắc đến nhiều là cây voi voi, không những tại Việt Nam, mà ở Lào, Campuchia, Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia, Tây phi đều được người dân bản xứ ưa chọn với những bài thuốc kinh nghiệm gia truyền, vừa rẻ tiền vừa mang lại hiệu quả cao.

         Cây vòi voi còn được gọi với nhiều tên khác như cỏ vòi voi, dền voi, nam độc hoạt, đại vĩ đao, cẩu trùng vĩ,... Danh pháp khoa học Heliotropium indicum (L), họ Boraginaceae (họ Vòi voi).

         Cây thuộc loại thảo mộc mọc hoang dại, thường gặp ở vùng nhiệt đới, ôn đới, địa trung hải. Cây cao 20 - 40cm, thân có nhiều lông nhám. Lá có hình bầu dục, mặt lá nhăn nheo, chớp lá nhọn, mép lá có răng cưa. Hoa màu trắng hoặc tím, không cuống, mọc xếp liền thành 2 hàng dài hình vòng cung, trông giống như vòi của con voi nên được gọi là cây vòi voi.

         Trong thành phần hóa học của cây vòi voi được tìm thấy có chứa nhiều hoạt chất phytochemical, indicine N-oxide, triterpen, amin và sterol, dầu dễ bay hơi, ... Chất indixin N-oxyd có tác dụng ức chế khối u. Nghiên cứu của Y học hiện đại ghi nhận cây vòi voi còn chứa chất chống oxy hóa, kháng khuẩn, kháng u, chống ung thư, chống viêm, chống dị ứng, chống co thắt, có tác dụng chữa lành vết thương, lợi tiểu, giảm đau, bệnh vô sinh, bệnh đục thủy tinh thể, bệnh tăng nhãn áp, …

         Tại Lào và Campuchia, người dân dùng cây vòi voi sắc lấy nước uống hoặc đắp ngoài trị các chứng viêm sưng tấy, bong gân thâm tím, bệnh ngoài da, viêm xoang, thấp khớp. Tại Thái Lan, cây vòi voi được dùng để hạ sốt, kháng viêm, các bệnh lý về mắt.

         Tại Ấn Độ, cây vòi voi được sử dụng làm mềm da, u nhọt, lở loét, sưng răng, lợi tiểu. Các nước Tây Phi, người dân dùng để trị chàm, viêm da, ghẻ lở. Kinh nghiệm của người dân tại Indonesia, dùng vòi voi trị bệnh nhiễm nấm Candida.

         Theo Đông y, vòi voi có vị đắng nhẹ, hơi cay, mùi hăng, tính mát quy vào nhóm tỳ, thận và đại tràng. Tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu thũng, giảm sưng, giải độc, viêm da cơ địa ...

         Bộ phận dùng là toàn cây. Dùng được dạng tươi và khô.

         Một số bài thuốc có phối hợp vòi voi trong Đông y:

         - Đau nhức xương khớp: Sử dụng lá và thân cây vòi voi, khoảng 1 – 2 nắm, thái thành nhiều đoạn ngắn, ngâm nước muối loãng (dung dịch nước muối đẳng trương, 0,9%) khoảng 15 phút, vớt ra để ráo nước. Cho  nguyên liệu lên chảo, sao nóng với rượu hoặc giấm cho đến khi dược liệu chuyển sang màu vàng. Chú ý để lửa nhẹ. Sau đó, đem thành phẩm đổ vào một chiếc túi vải sạch để chườm lên vùng bị tổn thương. Chườm đến khi thuốc nguội thì ngưng. Mỗi ngày chườm nóng 2 lần, liên tục 3 tuần.

         Hoặc sử dụng thuốc đắp: Dùng 1- 2 nắm gồm lá và thân cây vòi voi, ngâm nước muối loãng khoảng 15 phút, vớt ra để ráo nước. Giã nhuyễn và đắp trực tiếp lên vùng da bị tổn thương 15 – 20 phút. Sau đó rửa sạch da lại bằng nước ấm. Mỗi ngày đắp 2 lần, liên tục 3 tuần.

         - Chữa bệnh á sừng (Viêm da cơ địa): Triệu chứng: Da khô, nứt nẻ, xù xì, sưng đỏ tại các vị trí như đầu ngón tay, ngón chân, kẽ chân, gót chân….  Sử dụng lá và thân cây vòi voi, khoảng 1 – 2 nắm, thêm vào 1 muỗng cà phê muối, giã nhuyễn, đắp lên vùng da bị bệnh và dùng băng cố định qua đêm, đến sáng hôm sau dùng nước ấm rửa sạch. Thực hiện mỗi ngày cho đến khi hết bệnh thì ngưng.

         Hoặc sử dụng lá và thân cây vòi voi, thái nhỏ, cho vào bình và đổ ngập rượu trắng, ngâm 10 ngày. Mỗi ngày dùng rượu này thoa vào chỗ vùng da bị bệnh đến khi hết triệu chứng thì ngưng.

         - Chữa bệnh viêm amidan: Sử dụng lá và thân cây vòi voi, khoảng 1 – 2 nắm, giã nhuyễn, vắt chắt lấy nước để súc miệng. Nước súc miệng không được nuốt, ngậm xong nên súc miệng lại bằng nước sạch. Mỗi ngày thực hiện 3 - 4 lần.

         - Chữa phong thấp, nhức mỏi, tê bại, đau xương khớp: Sử dụng 300g vòi voi khô, 200g rễ nhàu rừng, 150g củ bồ bồ, 100g cỏ mực. Đem tất cả các dược liệu tán nhuyễn và vò thành từng viên nhỏ bằng hạt tiêu, mỗi lần uống từ 20 - 30 viên, mỗi ngày uống 2 - 3 lần.

         - Chữa viêm xoang: Sử dụng 5 - 6 nhánh cây vòi voi, giã nhuyễn, vắt lấy nước, nhỏ trực tiếp vào xoang mũi nhiều lần trong ngày.

         Một số lưu ý khi dùng vòi voi

         Trước và sau khi sử dụng vòi voi là thuốc đắp, chườm, cần vệ sinh da sạch sẽ với nước ấm. Vòi voi khi sử dụng, phải rửa thật sạch.

          Khi dùng dược liệu vòi voi để chữa bệnh nếu bị đau bụng, tiêu chảy thì cần ngưng ngay.

         Không được dùng cho người già, phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em, người có tỳ vị hư hàn, bị tiêu chảy kéo dài, suy nhược cơ thể.

         Để thận trọng khi sử dụng vòi voi làm dược liệu trị bệnh, nên tham khảo ý kiến tư vấn của lương y, thầy thuốc có chuyên môn để được sự hướng dẫn cụ thể nhằm tránh những tác dụng phụ gây nguy hiểm sức khỏe.

Quang Hiển


 
 
 
 
 
Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 

Giải đáp kỹ thuật
Skip portlet Portlet Menu
 
 

Hình ảnh
Skip portlet Portlet Menu
 

Video
Skip portlet Portlet Menu
3 Giảm 3 Tăng - 1 Phải 5 Giảm giúp nông dân An Giang giảm chi phí, tăng thu nhập
Đang tải....