Cổng thông tin điện tử Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Cổng thông tin sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Trang chủ
 
 
 
 
 

Liên kết website
Skip portlet Portlet Menu
 

Dự báo thời tiết
Skip portlet Portlet Menu

Cao Bằng

Cà Mau

Đà Nẵng

Hà Nội:

TP.HCM: 

Huế

Lạng Sơn

Nha Trang

Phan Thiết

Phú Quốc

Quy Nhơn

Sơn La

 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 
 
 
 
 
 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Lâm nghiệp
 
Sâm Bố Chính (28/06/2017)
Sâm bố chính còn gọi là sâm thổ hào, sâm báo, nhân sâm Phú yên, có tên khoa học là Hibiscus sagittifolius Kurz. Tên khác: Thổ hào sâm, nhân sâm Phú Yên. Họ: Bông (Malvaceae)

 

1.Mô tả cây sâm bố chính:

Sâm bố chính là loại cây thân thảo sống dai, mọc đứng một cách yếu ớt, có khi dựa vào các cây xung quanh, cao chừng 1 m hay hơn. Rễ mẫm màu trắng nhạt hoặc vàng nhạt, có đường kính 1,5 – 2cm, nhiều rễ có hình người trông rất giống nhân sâm. Lá ở phía gốc cây hình trái xoan, phần cuối phiến lá hình tim hay hình mũi tên, đầu phiến lá không nhọn. Các lá ở phía ngọn càng lên trên càng hẹp. Mặt lá có lông đơn hay hình sao. Hoa màu hồng hay đỏ, phớt vàng, mọc đơn độc ở kẽ lá, đường kính tới 8cm. Cuống hoa dài 5 – 8cm, có lông cứng, hơi phồng đầu.

 

Tiểu đài cấu tạo bởi 7 – 10 bộ phận, dài 12 – 14mm, có lông tua tủa, đài hoa hình túi, ở ngọn có vài răng nhỏ, đài rách ra và rụng sớm, 5 cánh hoa dài 5-6cm, rộng 3-4cm ở ngọn. Nhiều nhị hàn liền với nhau thành một cột. Bao phấn phủ cột đỏ đến tận gốc. Bầu có lông, 5 vòi, có tuyến. Quả hình trứng nhọn, dài gấp 3 lần tiểu đài, ngoài mặt có lông, khi chín, quả nứt thành 5 mảnh vỏ, mặt trong và mặt ngoài đều có lông. Hạt hình thận, màu nâu, ngoài mặt có những đường vân rất sít nhau thành những gợn hay những ụ màu vàng.

 

2. Phân bố

Sâm bố chính  mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi ở Việt Nam. Miền Bắc có nhiều nhất ở các vùng núi huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Hương Sơn (Nghệ An, Hà Tỉnh). Một vài địa phương thuộc Quảng Bình, Hòa Bình và Tây Bắc.

 

3. Thu hái và chế biến

Thu hái rễ vào mùa thu đông, ngâm nước vo gạo, đồ chín rồi phơi khô. Đào rễ cẩn thận để khỏi thương tổn rễ. Sau đó cắt bỏ thân và đầu rễ. Có khi cắt bỏ cả rễ chính nếu xơ quá.

- Có nơi đào rễ về, cắt bỏ thân ở trên, cạo sạch vỏ ngoài, ngâm nước vo gạo 1 đêm, vớt ra để khô nước đổ cho chín rồi phơi nắng hoặc sấy cho thật khô.

- Có nơi đào rễ về, cắt bỏ thân cạo sạch vỏ ngoài, ngày phơi đêm sấy cho thật khô.

- Cũng có nơi đào rễ về, cắt bỏ thân và rễ con, rửa sạch ngâm vào nước phèn chua hai ngày hai đêm (cứ 10 kg rễ dùng 300g phèn chua tán nhỏ, hòa tan vào nước lã). Rửa sạch phơi nắng hay sấy khô.

- Có người cầu kỳ lại ngâm thêm nước gừng, gấc và đường cho thêm màu đỏ, vị cay và vị ngọt nhưng không cần thiết.

 

Tất cả công việc trên phải tiến hành nhanh, nhất là thời gian chế biến không nên kéo dài để tránh các đốm đen do mốc, làm giảm giá trị của thuốc. Khi sấy không nên để nhiệt độ cao quá 400C.

 

4. Công dụng chữa bệnh

Sâm bố chính có vị ngọt nhạt, có chất nhầy, tính bình; có tác dụng bổ mát, nhuận phế, dưỡng tâm, sinh tân dịch; sao với gạo thì tính ấm bổ tỳ vị, giúp tiêu hoá, thêm mạnh sức. Ở Trung Quốc, người ta xem rễ, lá như có tác dụng tư âm thanh nhiệt, bài nung bạt độc.Bổ khí, ích huyết, sinh tân dịch, chỉ khát, chỉ ho, trừ đờm.

 

Chủ trị: Cơ thể suy nhược, hư lao, kém ăn, kém ngủ, thần kinh suy nhược, hoa mắt, chóng mặt, đau dạ dày, tiêu chảy, ho, viêm họng, viêm phế quản. Trước đây, Hải Thượng Lãn ông dùng rễ Sâm bố chính phối hợp với các thuốc khác để chữa bệnh ho, sốt nóng, gầy mòn. Hiện nay, nhiều người dùng nó làm thuốc bổ, thông tiểu tiện, điều kinh, chữa được bệnh sốt, bệnh phổi và bạch đới. Dùng ngoài lấy lá và hoa xát chữa ghẻ ngứa.

 

Ở Trung Quốc, rễ và lá dùng chữa lao phổi, ho do phổi khô, sản hậu tiện bí, thần kinh suy nhược, mụn nhọt sưng lở. Ngày dùng 6-12g sắc uống, ngâm rượu hoặc tán bột uống.Rễ sâm Bố Chính chữa cơ thể suy nhược, kém ăn, mất ngủ, đau lưng, đau mình, các chứng ho sốt nóng, trong người khô, táo bón, khát nước, gầy còm. Có khi được dùng làm thuốc thông tiểu tiện, điều kinh, chữa bệnh phổi và bạch đới.

 

5. Một số bài thuốc có sâm bố chính

- Bổ khí huyết: Sâm bố chính 30g, Hồi dầu 12g, Hoài sơn, Đương quy, Ý dĩ sao, đều 15g, sấy khô, tán bột làm viên với mật ong hay mạch nha, uống mỗi ngày 15-20g.

- Người suy nhược gầy yếu, khô khát, táo bón, đái són: Sâm bố chính nấu thành cao, hoà với sữa người hay cao ban long uống.

 

6. Bảo tồn và phát triển tại An Giang

Theo lời kể của người dân địa phương thì đây là loài cây mọc nhiều tại khu núi Trọi của Núi Giài, huyện Tri Tôn, nhưng ngày nay không còn thấy xuất hiện. Chi cục Kiểm lâm đang triển khai thực hiện Quy hoạch bảo tồn và phát triển cây dược liệu, trong đó có loài Sâm Bố Chính.

 

Năm 2015 Chi cục Kiểm lâm sẽ trồng 16.000 cây giống mở đầu câu chuyện bảo vệ và bảo tồn loài dược liệu quý, có giá trị kinh tế phục vụ tích cực cho việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe con người.

 

Bành Lê Quốc An sưu tầm và biên soạn từ nguồn : Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

 


 
 
 
 
 
Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 

Giải đáp kỹ thuật
Skip portlet Portlet Menu
 
 

Hình ảnh
Skip portlet Portlet Menu
 

Video
Skip portlet Portlet Menu
3 Giảm 3 Tăng - 1 Phải 5 Giảm giúp nông dân An Giang giảm chi phí, tăng thu nhập
Đang tải....