Cổng thông tin điện tử Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Cổng thông tin sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Trang chủ
 
 
 
 
 

Liên kết website
Skip portlet Portlet Menu
 

Dự báo thời tiết
Skip portlet Portlet Menu

Cao Bằng

Cà Mau

Đà Nẵng

Hà Nội:

TP.HCM: 

Huế

Lạng Sơn

Nha Trang

Phan Thiết

Phú Quốc

Quy Nhơn

Sơn La

 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 
 
 
 
 
 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Trồng trọt - BVTV
 
Một số biện pháp chủ động phòng ngừa bệnh hại trên lúa Hè thu 2017 (24/06/2017)
Những năm qua, cùng với tăng cường chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất của ngành chức năng, nông dân trồng lúa huyện Thoại Sơn cũng rất quan tâm thực hiện tốt các biện pháp canh tác như: Vệ sinh đồng ruộng, làm đất, quản lý nước, cỏ dại. Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, như áp dụng các quy trình kỹ thuật “3 Giảm, 3 Tăng”; “1 Phải, 5 Giảm”… nhằm giảm các chi phí sản xuất. Tuy nhiên, do thời tiết diễn biến thất thường, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Nguy cơ xảy ra các loại dịch hại rất lớn nhất là bệnh đạo ôn, cháy bìa lá, làm tăng chi phí sản xuất.

Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thoại Sơn, vụ Hè Thu năm nay, nông dân trên địa bàn huyện xuống giống trên 38.950ha lúa, với các giống chủ yếu như: OM6976, OM 5451, OM2517, IR50404… Hiện lúa đang trong giai đoạn đẻ nhánh khoảng 22.000ha, làm đòng trên 13.000ha, trổ khoảng 3.500ha. Theo nhiều bà con nông dân, tình trạng nắng nóng kéo dài từ đầu, không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lúa, mà còn làm cho cỏ dại phát triển mạnh. Ngoài yếu tố bất lợi về thời tiết thì nông dân òn phải đối mặt với một số đối tượng sinh vật gây hại như: Sâu cuốn lá, rầy nâu, chuột, bệnh cháy bìa lá, đạo ôn, lem lép hạt…

Theo số liệu mới nhất của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thoại Sơn, tính từ giữa tháng 6/2017 diện tích nhiễm sâu cuốn lá trên địa bàn huyện là 787ha, mật số từ 10 - 20 con/m2. Chuột cắn phá 287ha, tỷ lệ thiệt hại 3 -5%. Rầy nâu: Diện tích nhiễm là 935ha, mật số từ 750 - 1.500con/m2. Đạo ôn lá khoảng 1.000ha, trong đó cấp bệnh 1-5. Cháy bìa lá 325ha, cấp bệnh 1-3. Lem lép hạt 160ha, cấp bệnh 1-3.

Tuy chưa ghi nhận bệnh vàng lá trên lúa ở thời điểm hiện tại, nhưng theo kinh nghiệm canh tác lúa của bà con nông dân thì những vụ gần đây, bệnh vàng lá cũng đã xuất hiện cục bộ trên một số diện tích lúa. Thứ hai là bệnh đạo ôn và cháy bìa lá là những loại bệnh hại nguy hiểm nhất của cây lúa từ đoạn làm đòng đến trổ - chín. Nông dân Võ Tuấn Kiệt, xã Vĩnh Phú cho biết, bệnh vàng lá phát triển ở 2 giai đoạn: Giai đoạn mạ đến đẻ nhánh. Nếu quan sát không kĩ dễ nhầm lẫn với hiện tượng thiếu phân hoặc ngộ độc hữu cơ; giai đoạn 2 là lúc lúa trổ đến cong trái me. Đi thăm ruộng vào sáng sáng sớm có sương mù, trưa nắng gắt, ẩm độ cao thì phun thuốc đặc trị. Đối với lúa cong trái me, nếu bị nhiễm bệnh này thì sẽ bị lép lửng không phục hồi được.

Theo dự báo của ngành chức năng, thời gian tới thời tiết còn diễn biến phức tạp có khả năng xuất hiện nhưng cơn mưa giông xen kẻ với nắng nóng sẽ làm cho các loại bệnh hại có khả năng bộc phát, nhất là cháy bìa lá, đạo ôn cổ bông. Do vậy để đảm bảo sản xuất thắng lợi vụ lúa Hè thu năm nay, ngoài tăng cường thăm đồng thường xuyên, phát hiện sớm bệnh hại để chủ động phòng trừ thì ngành nông nghiệp huyện cũng có một số lưu ý khi bà con sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật phải tuân thủ nguyên tắc 4 đúng: Đúng thuốc, đúng nồng độ liều lượng, đúng lúc và đúng cách. Chỉ phun thuốc bảo vệ thực vật khi thật cần thiết, theo chỉ dẫn trên bao bì. Đó là những biện pháp tình thế. Còn trong canh tác lâu dài, muốn có năng suất cao, phải áp dụng liên hoàn các biện pháp kỹ thuật thâm canh ngay từ đầu vụ như: chương trình 3 Giảm 3 Tăng, 1 Phải 5 Giảm.
 

Thanh Cần - Đài Truyền thanh huyện Thoại Sơn

 
 
 
 
 
Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 

Giải đáp kỹ thuật
Skip portlet Portlet Menu
 
 

Hình ảnh
Skip portlet Portlet Menu
 

Video
Skip portlet Portlet Menu
3 Giảm 3 Tăng - 1 Phải 5 Giảm giúp nông dân An Giang giảm chi phí, tăng thu nhập
Đang tải....