Cổng thông tin điện tử Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Cổng thông tin sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Trang chủ
 
 
 
 
 

Liên kết website
Skip portlet Portlet Menu
 

Dự báo thời tiết
Skip portlet Portlet Menu

Cao Bằng

Cà Mau

Đà Nẵng

Hà Nội:

TP.HCM: 

Huế

Lạng Sơn

Nha Trang

Phan Thiết

Phú Quốc

Quy Nhơn

Sơn La

 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 
 
 
 
 
 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Cây thuốc nam
 
Cây Kinh giới, thảo dược quý cho mọi nhà (03/06/2024)

Kinh giới là loại rau thơm, thường gặp trong các loại rau sống dùng trong các món ăn thường ngày. Kinh giới thuộc nhóm cây dược liệu có trong các bài thuốc y học cổ truyền để chữa trị các bệnh cảm, sốt, viêm, lỵ, nôn mữa…… Đây là cây thuốc phổ biến, không thể thiếu tại các vườn thuốc Nam chuyên trị đông y tại nước ta.

Kinh giới còn có tên khác như kinh giới rìa, kinh giới trồng, giả tô, khương giới, bạch tô…. Tên khoa học là Elsholtzia cristata, thuộc họ Bạc hà (Lamiaceae), có nguồn gốc từ châu Á.

Kinh giới có thân mọc thẳng đứng, hình vuông với chiều cao từ 30 - 50cm. Hoa nhỏ, có màu tím nhạt và mọc thành cụm bông ỏ đầu cành. Lá mọc đối, phiến lá dài, thuôn nhọn có hình răng cưa và có cuống. Quả gồm 4 hạch nhỏ, nhẵn, dài. Toàn thân cây đều có hương thơm, vị cay hơi nhẫn đắng.

Kinh giới thường mọc ở nhiều địa hình khác nhau, thích hợp ở vùng nhiều nắng.

Thành phần hóa học quan trong của kinh giới chính là tinh dầu. Tinh dầu kinh giới định khu tập trung ở lá và hoa. Tinh dầu có màu vàng nhạt (hoặc không có màu khi cất từ cây còn non), trong suốt, nhẹ hơn nước.

Các thành phần chính trong tinh dầu kinh giới gồm (E)-β-ocimene (19,25%), (Z)-β-farnesene (14,17%), geranial (13,79%), limonene (12,58%), neral (10,34%), E-caryophyllene (6,08%), 1-octen-3-ol (4,38%) và neryl acetate (2,65%)

Ở Nhật Bản, tinh dầu kinh giới còn được dùng làm thuốc hạ nhiệt và lợi tiều.

Tinh dầu Kinh giới: Chiết xuất từ lá, giữ được có mùi thơm, hơi cay đặc trưng của kinh giới. Tinh dầu kinh giới giúp dưỡng da, chống lão hóa, giảm đau, chống viêm, chữa cảm. Ngoài ra nó còn trì hoãn thời kỳ mãn kinh, kích thích tiêu hóa và chữa bệnh đường hô hấp…

Theo Đông y, kinh giới có vị cay, đắng, mùi thơm, tính ấm, vào 2 kinh phế (phổi) và can (gan), tác dụng làm ra mồ hôi, thanh nhiệt, tán hàn (hết lạnh), khu phong (loại trừ gió), chỉ ngứa (làm giảm ngứa), tán ứ (làm tan ứ), phá kết. Khi sao đen, kinh giới có tác dụng chỉ huyết (cầm máu).

Trong y học cổ truyền, kinh giới được dùng chữa cảm mạo, sốt, cúm, nhức đầu, hoa mắt, phong thấp, đau xương, đau mình, viêm họng, nôn mửa, sởi, lở ngứa, mụn nhọt. Kinh giới sao đen có thể chữa băng huyết, rong huyết, thổ huyết, chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu. Kinh giới còn dùng để chữa trúng phong, hàm răng cắn chặt, tay chân cứng đờ ở phụ nữ sau khi đẻ với liều dùng là từ 6 đến 16g dược liệu khô dưới dạng thuốc sắc, hãm hoặc bột.

Bộ phận sử dụng: Toàn thân. Cây phơi hay sấy khô gọi là toàn kinh giới. Nếu thu hái toàn cây, trừ bỏ phần rễ gọi là kinh giới. Hoa phơi khô gọi là kinh giới tuệ.

Các bài thuốc Đông y sử dụng kinh giới để hỗ trợ điều trị bệnh:

- Chảy máu cam, đại và tiểu tiện ra máu: Dùng hoa kinh giới đem sao đen trên chảo, rồi đun sôi cùng với 200ml nước lọc, sắc thành khoảng 100ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày.

Hoặc, dùng bột (được nghiền từ lá kinh giới) hòa tan với nước cháo gạo nếp, chia làm 3 lần trong cho đến khi bệnh được cải thiện.

- Viêm ngứa, dị ứng: Dùng phần ngọn cây kinh giới (gồm cả bộ phận hoa) rồi sao trên chảo cho nóng. Cho vào miếng vải gạc nhỏ, chà xát vào vùng bị ngứa. Áp dụng vài lần sẽ được cải thiện đáng kể.

- Trị mụn: Kinh giới rửa sạch, nghiền nát, vắt lấy nước, đem thoa lên vùng da bị mụn. Để khô vài phút, rửa mặt lại với nước sạch. Hiệu quả hơn khi mụn mới khởi phát.

- Sáng da: Nguyên liệu: Kinh giới, tía tô, ngải cứu, chanh tươi và muối biển. Tất cả đem với khoảng 500ml nước, rồi xông vào da mặt mỗi ngày khoảng 10 - 15 phút. Áp dụng khoảng 2 - 3 tuần, mỗi tuần 3 lần thì làn da sẽ cải thiện độ sáng hơn.

- Chữa cảm nóng, ngã ngất: Một nắm kinh giới tươi khoảng 50gr, giã nhỏ, thêm vài miếng gừng tươi, vắt lấy nước cho uống. Bã còn lại dùng để đánh dọc sống lưng.

Hoặc có thể dùng kinh giới khô 20g, sao hơi vàng, thêm 200ml nước sắc còn 100ml uống lúc còn nóng. Đắp chăn cho ra mồ hôi.

- Phụ nữ băng huyết, trẻ con người lớn bị máu cam: Kinh giới tuệ sao đen 15g, nước 200ml. Sắc còn 100ml cho uống làm 2-3 lần.

- Chữa cảm cúm: Kinh giới tán (kinh giới tuệ sao vàng tán nhỏ). Khi bị cảm dùng 6-8g bột này.

- Hạ sốt: 12g cành và lá kinh giới, 25g sắn dây, sắc lấy nước uống.

- Đau mình, đầu ê ẩm không ra mồ hôi: 20g rau kinh giới sắc lấy nước uống, uống nóng, ngày dùng 3 lần.

-Trị rôm sảy trẻ sơ sinh: Cây kinh giới tươi nấu nước uống, tắm hàng ngày để phòng chống mẩn ngứa, rôm sảy, mụn nhọt.

- Chữa mụn nhọt, sưng vú: Kinh giới 12g, mã đề, kim ngân hoa, bồ công anh, thổ phục linh, ké đầu ngựa, cam thảo nam… mỗi thứ 10g đem thái nhỏ, sắc cùng 400ml nước đến khi còn 100ml. Uống 2 lần/ngày.

- Chữa mất tiếng, ho: Kinh giới, tang diệp, địa cốt bì, tang bạch bì mỗi thứ 12g kết hớp bán hạ chế, tử tô mỗi thứ 8g và trần bì 4g đem sắc uống 1 lần/ngày.

- Cầm máu, khử ứ: Kinh giới nghiền nhỏ, mỗi lần dùng 8g uống với nước ngày 2-3 lần cho chứng chảy máu cam, thổ huyết và tiểu ra máu.

- Trĩ: Kinh giới tuệ, ngũ bội tử, hoàng bá mỗi vị 12g kết hợp 4g phèn phi. Đem hỗn hợp sắc lấy 300ml nước, ngâm hậu môn mỗi ngày.

- Phòng bệnh sởi: Kinh giới tuệ, thanh hoa, vỏ bưởi mỗi vị 20g, đặt lên hòn than đỏ hồng, rồi dùng khói xông người khoảng 15 phút.

- Viêm mũi dị ứng: Hoa kinh giới 8g, bạc hà 8g, hoa húng quế 8g, cây cứt lợn 12g, lá cối xay 12g, sắc lấy nước uống 2 lần/ngày.

- Trị các chứng ở đầu, ở mắt do phong khí gây đau đầu, chóng mặt: Hoa kinh giới tán bột, uống 12g/lần cùng rượu.

- Làm đẹp da: Kinh giới có chứa hàm lượng tinh dầu cao, có vị cay, tính ấm. Do đó tốt cho điều trị các bệnh về da như mẩn ngứa, dị ứng, kích thích tiết mồ hôi và làm khô, thoáng lỗ chân lông.

Cách thực hiện xông mặt: Kinh giới, ngải cứu, tía tô mỗi thứ 100g, đem rửa sạch, đun sôi cùng 500ml nước sạch, đổ vào chậu nhỏ, thêm ít muối và ½ quả chanh vắt nước bỏ vào. Xông mặt 20-30 phút trước khi đi ngủ hoặc sau khi vừa ngủ dậy. Làm khoảng 1 tuần sẽ cải thiện mụn trứng cá và mụn cám trên mặt.

Phân biệt kinh giới và tía tô

Hình dạng bên ngoài và hương vị giữa kinh giới và tía tô khá giống nhau nhưng đây là 2 loài khác nhau, tuy cùng 1 họ Lamiaceae (Bạc hà). Phân biệt như sau:

Nhận dạng

Kinh giới

Tía tô

Tên khoa học

Elsholtzia ciliate

Họ Lamiaceae (Bạc hà),

Perilla frutescens

Tên gọi khác

Giả tô, bạch tô, khương giới,…

Tử tô (thường gọi hạt), tô diệp (gọi lá) và tô ngạnh (gọi cành)

Hình dáng

Nhỏ hơn lá tía tô

Chiều rộng trung bình từ 1-4cm.

Chiều dài từ 2 - 5cm.

Lớn hơn kinh giới

Chiều rộng từ 2 - 10cm

Chiều dài từ 4 - 12cm.

Màu sắc

Màu xanh

Có 2 loại lá
- Lá màu tím

- Lá mặt trên màu xanh, mặt dưới màu tím.

Hương vị

Nhiều tinh dầu hơn nên có hương vị nồng và cay hơn.

Ít tinh dầu hơn kinh giới cũng có vị cay nồng thơm.

 

Một số lưu ý

Mặc dù là vị thuốc tốt cho sức khỏe con người nhưng khi sử dụng để phối hợp phòng trị bệnh, phải sử dụng đúng cách và không nên quá lạm dụng đối với loại thảo mộc này:

- Chỉ nên dùng 5-10g ở dạng phơi khô, và từ 15-30g dạng tươi mỗi ngày.

- Tránh không dùng cho những người bị nhọt chảy mủ, lúc đang đổ mồ hôi nhiều, những người đang bị nhiệt trong người cao...

- Sử dụng kinh giới để xông hơi, rửa mặt, chống chỉ định cho người có làn da mẫn cảm.

- Không nên dùng chung rau kinh giới với cua biển, thịt lừa và cá lóc để tránh tác dụng phụ.

Quang Hiển


 
 
 
 
 
Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 

Giải đáp kỹ thuật
Skip portlet Portlet Menu
 
 

Hình ảnh
Skip portlet Portlet Menu
 

Video
Skip portlet Portlet Menu
3 Giảm 3 Tăng - 1 Phải 5 Giảm giúp nông dân An Giang giảm chi phí, tăng thu nhập
Đang tải....