Cổng thông tin điện tử Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Cổng thông tin sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Trang chủ
 
 
 
 
 

Liên kết website
Skip portlet Portlet Menu
 

Dự báo thời tiết
Skip portlet Portlet Menu

Cao Bằng

Cà Mau

Đà Nẵng

Hà Nội:

TP.HCM: 

Huế

Lạng Sơn

Nha Trang

Phan Thiết

Phú Quốc

Quy Nhơn

Sơn La

 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 
 
 
 
 
 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Thủy sản
 
Tân Châu: Phát triển nghề nuôi cá bè trên sông (24/04/2018)
Thị xã Tân Châu là địa phương đầu nguồn sông Tiền, có nguồn nước ngọt dồi dào, tài nguyên đất phong phú,… là điều kiện tự nhiên, thuận lợi để người dân nơi đây phát triển nghề nuôi cá bè trên sông. Thời gian qua, tuy có lúc thăng, lúc trầm nhưng nhờ biết nắm bắt thông tin, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, đặc biệt người chăn nuôi biết “đi tắt, đón đầu” tìm thị trường đầu ra như “bán cái thị trường cần, chứ không phải bán cái mình có”. Do đó, thời gian gần đây, nghề nuôi cá bè trên sông đã dần dần được khôi phục, người nuôi mở rộng quy mô sản xuất và phát triển.

 

Nếu có dịp đến Tân Châu, đi bằng phương tiện thủy dọc theo sông Tiền và tuyến kênh Xáng, chúng ta dễ dàng bắt gặp dọc theo 2 bờ sông có khá nhiều lồng bè san sát nhau. Nhà nào ít cũng từ 2 đến 3 bè, nhiều hơn thì hơn chục cái, phía dưới dùng đế nuôi cá, còn phần trên làm nhà ở. Như gia đình chị Trần Thị Ngọc Diệu - ở ấp Long Hiệp xã Long An, lập gia đình năm 2006, do không có đất canh tác, cha mẹ 2 bên đều sống và làm ăn trên sông nên gần 10 năm nay, kinh tế gia đình phụ thuộc việc nuôi cá bè. Lúc bấy giờ nghề nuôi cá khá vất vả, đầu ra bấp bênh nhưng gia đình chị vẫn quyết định gắn bó và đến nay chị có khá nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc để đảm bảo đầu ra đạt lợi nhuận. Chị Trần Thị Ngọc Diệu chia sẻ: “Hiện giờ nuôi 4 bè, 3 bè cá lăng với 1 bè cá điêu hồng, hiện giờ cá lăng lớn cỡ khoảng 8 con/kg, cá nhỏ mười mấy con, còn cá điêu hồng 2 mươi mấy con/kg, mình nuôi cá điêu hồng cá thịt nghen thì nuôi cuối tháng 5 âm lịch, còn cá lăng nói ngay nuôi chừng nào cũng được, nếu mình muốn bán lỡ thì mình bán,  tháng nào bán cũng được hết trơn; nếu cá thịt nuôi khoảng  tháng 7 tháng 8, còn cá lỡ thì tháng 4 tháng 5 tháng 3, tại cá lỡ dễ bán.”

 

Còn đối với hộ anh Trần Văn Út – ngụ ấp Long Hiệp, xã Long An, hiện anh  và người thân trong gia đình nuôi 06 lồng bè cá rô phi, điêu hồng, cá lăng nha đang trong giai đoạn phát triển, dự kiến giữa tháng 4 này, anh sẽ xuất bán. Theo anh Út cho biết so với cá basa, cá tra, thì cá rô phi, điêu hồng, cá lăng nha chi phí đầu tư vừa phải, nên anh quyết định chọn nuôi. Anh Trần Văn Út chia sẻ: “Như nuôi thì mình nuôi được 3 bè cá thịt với 3 bè cá giống rô phi, điêu hồng, với mình nuôi cá lăng. Như mình nuôi vậy đợt này tôi ra cũng 30 tấn. Rô phi giờ giá cũng đỡ, giá giờ 35.000đồng/kg, biết giờ giá thành này cũng có ăn đó. Như mình nuôi cá này thị trường nó ổn định thì dễ nuôi còn bên cá bụng nặng chi phí mình làm không nổi.”

 

Theo nhiều hộ nuôi cá bè cho biết, năm nay giá cá khá ổn định. Không như các hộ chăn nuôi cá khác, đợi đến đúng trọng lượng mới xuất bán, khi thấy cá vừa tầm (hay còn gọi cá lỡ) mà có giá là xuất bán trước, và thả lứa cá kế để nuôi xoay vòng tiếp theo, nói về mô hình chăn nuôi của mình, chị Trần Thị Ngọc Diệu cho biết thêm:Tại mình thấy có giá mình bán rồi mình đỗ giống khác vô nữa, theo như mình tính lời 1kg cỡ khoảng 10 mấy 20 ngàn, cá  lăng cá lở 8 con/1kg, hiện tại giờ giá thị trường 8 con/kg thì giá 95 ngàn, thí dụ 1 tấn thì mình kiếm 10 mấy 20 triệu, mà mình bán lần 4-5 tấn vậy đó.”

 

Những tháng đầu năm 2018, do thị trường xuất sang Campuchia nên giá các loại cá khởi sắc trở lại, cộng thêm kinh nghiệm gần chục năm trong nghề nuôi cá bè nên đợt này, không riêng gì chị Diệu mà 6 lồng bè cá của gia đình anh Trần Văn Út hứa hẹn mùa vụ bội thu. Nhờ giá cả ổn định nên các hộ nuôi cá bè ở Tân Châu rất phấn khởi, bởi vừa có công ăn việc làm, thu nhập đảm bảo, giúp nhiều gia đình có cuộc sống ổn định. Với 6 bè cá rô phi, cá lăng nha, với giá cả thị trường hiện nay từ 35 - 50.000 đồng/ kg, ước tính sẽ đem lại cho gia đình Anh Út từ 100-120 triệu đồng. Còn đối với gia đình chị Diệu trong năm 2017 vừa qua đã xuất bán đợt cá lở, trừ chi phí gia đình thu lợi nhuận trên 80 triệu đồng.

 

Tùy vào số lượng bè và sản lượng thu hoạch mà những gia đình nuôi nhiều sẽ có nguồn thu cao hơn. Là 01 trong những địa phương có số hộ nuôi cá lồng bè đứng nhất, nhì ở thị xã với 83 bè cá, xã Vĩnh Xương đang khai thác có hiệu quả tiềm năng lợi thế mặt nước trên sông để phát triển nghề nuôi cá bè, nơi đây được biết đến với khá nhiều loại cá đặc sản, được nhiều khách hàng gần xa biết đến như cá chạch, basa, hú, lăng nha, cá heo… Ước tính sản lượng thu hoạch thủy sản năm 2017 ở Vĩnh Xương, đạt trên 100 tấn. Những hộ nuôi cá nơi đây dần ăn nên làm ra khi các loại cá có giá trở lại. Ông Châu Văn Nguyên – Phó chủ tịch UBND xã Vĩnh Xương cho biết: “So với năm 2017 thì năm nay số lượng lồng bè có tăng lên, hiện tại 83 lồng bè của 22 hộ nuôi. Giá cá tùy theo loại, sau khi trừ các khoảng chi phí hộ nào nuôi ít lợi nhuận cũng 100 triệu đồng, riêng các hộ nuôi số lượng lớn cả chục bè thu về cũng vài trăm triệu  đồng. Để duy trì và phát triền nghề nuôi cá lồng bè, địa phương sẽ khai thác và sử dụng hiệu quả diện tích mặt nước trên các sông để phát triển nuôi thuỷ sản theo hướng tập trung, đảm bảo tính hiệu quả và bền vững, góp phần giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động địa phương. Định hướng phát triển trong giai đoạn 2017 - 2020 đa dạng hóa các đối tượng nuôi như: Cá Tra, Basa, Cá Điêu hồng, Rô phi, Cá He, Cá Mè Vinh, cá Hú, cá Lăng nha, Chình....Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu sang Campuchia.”

 

Toàn thị xã Tân Châu có gần 400 lồng bè, chủ yếu nuôi các loại cá truyền thống như Ba sa, cá Hú, cá Điêu Hồng, Rô Phi, Cá Lăng Nha, Cá He, Cá Mè Dinh và một số ít nuôi cá đặc sản như chạch, cá chốt, cá heo,... tập trung trên các đoạn Sông Tiền, Sông Hậu, sông Cái Vừng và Kênh Xáng, kênh 7 xã thuộc các xã, phường: Long Sơn, Long Châu, Long An, Tân An, Vĩnh Xương và Châu Phong.

 

Có thể nói, nghề nuôi cá lồng bè trên sông dần dần được khôi phục, sau bao năm đối mặt những khó khăn do giá cả không ổn định, người nuôi không còn tha thiết thậm chí bỏ nghề, nhưng nay đã khác giá cá khởi sắc bà con xưa nay bám nghề có cơ hội phát triển làm giàu. Tuy nhiên không vì thế mà bà con chạy theo lợi nhuận để thả nuôi ồ ạt mà phải theo nhu cầu của thị trường để tránh những rủi ro. Do đó, hy vọng trong thời gian tới, các cấp, các ngành quan tâm nhiều hơn đến việc thành lập chuỗi liên kết sản xuất; tổ chức đào tạo huấn luyện nuôi an toàn và chất lượng, quản lý sản phẩm theo tiêu chuẩn Quốc tế cho các hộ nuôi, có như thế thì nghề nuôi cá lồng bè mới vực dậy, phát triển bền vững hơn trong thời gian tới.

 

Bích Trâm

Đài Truyền thanh Tân Châu

 

 


 
 
 
 
 
Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 

Giải đáp kỹ thuật
Skip portlet Portlet Menu
 
 

Hình ảnh
Skip portlet Portlet Menu
 

Video
Skip portlet Portlet Menu
3 Giảm 3 Tăng - 1 Phải 5 Giảm giúp nông dân An Giang giảm chi phí, tăng thu nhập
Đang tải....