Cổng thông tin điện tử Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Cổng thông tin sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Trang chủ
 
 
 
 
 

Liên kết website
Skip portlet Portlet Menu
 

Dự báo thời tiết
Skip portlet Portlet Menu

Cao Bằng

Cà Mau

Đà Nẵng

Hà Nội:

TP.HCM: 

Huế

Lạng Sơn

Nha Trang

Phan Thiết

Phú Quốc

Quy Nhơn

Sơn La

 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 
 
 
 
 
 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Nông nghiệp trong tỉnh
 
Thoại Sơn: Tổng kết mô hình Ứng dụng tổng hợp tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa thương phẩm, ứng dụng thiết bị sạ cụm để gieo sạ (12/11/2024)

Ngày 08/11, tại xã Mỹ Phú Đông, huyện Thoại Sơn, Trung tâm Khuyến nông An Giang phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Thoại Sơn tổ chức hội thảo tổng kết mô hình “Ứng dụng tổng hợp tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa thương phẩm, trong đó ứng dụng thiết bị sạ cụm để gieo sạ” vụ Thu Đông năm 2024. Đến dự có đại diện Trung tâm Khuyến nông, Chi cục Trồng trọt và BVTV, Trung tâm Kỹ thuật – Dịch vụ Nông nghiệp, Trạm Khuyến nông huyện Thoại Sơn cùng hơn 30 nông dân tham gia.

 

Trong sản xuất lúa của người dân thì khâu gieo sạ, bón phân và phun thuốc BVTV sử dụng sức lao động chân tay là chủ yếu. Do đó, nguy cơ phơi nhiễm thuốc BVTV ảnh hưởng đến sức khỏe người dân là rất cao. Bên cạnh đó, tập quán canh tác sừ dụng lượng giống còn nhiều, dẫn đến việc phải sử dụng nhiều phân bón hơn, chồi vô hiệu nhiều, tạo ra môi trường ẩm thấp, thuận lợi cho sâu bệnh phát triển, làm tăng chi phí sản xuất, gây tác động xấu đến môi trường.

Việc chuyển giao tiến bộ của khoa học – công nghệ vào sản xuất nhằm góp phần thay đổi phương thức canh tác của người nông dân. Trong đó, việc ứng dụng thiết bị sạ cụm trong gieo sạ lúa nhằm giảm lượng giống gieo sạ là tiền đề rất quan trọng trong việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nhằm giảm chi phí, tăng lợi nhuận cho người trồng lúa.

Trong vụ Thu Đông năm 2024, Trung tâm Khuyến nông triển khai thực hiện mô hình “Ứng dụng tổng hợp tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa thương phẩm -  trong đó ứng dụng thiết bị sạ cụm để gieo sạ” tại Tổ hợp tác trồng lúa chất lượng cao Tân Đông, xã Mỹ Phú Đông với diện tích 50 ha, 08 hộ tham gia, sử dụng giống Hananomai và được Cty Agimex Kitoku bao tiêu sản phẩm.

 Mô hình thực hiện theo quy trình kỹ thuật canh tác lúa chất lượng cao, phát thải thấp, gắn với tăng trưởng xanh (Đề án 1 triệu ha), rơm rạ không đốt, được cày vùi kết hợp xử lý vi sinh, đất được cày xới, phơi ải 15-20 ngày, sau đó trục trạc, trang phẳng mặt ruộng, đánh rãnh thoát nước, giống lúa gieo sạ chất lượng, sạ cụm, lượng giống gieo sạ 70 kg/ha; quản lý cỏ dại bằng phương pháp dùng nước ém cỏ; quản lý nước theo ngập khô xen kẻ; bón phân cân đối, 90N -50P2O5-30K20, quản lý dịch hại theo IPM, chỉ xử lý dịch hại khi đến ngưỡng gây hại kinh tế, sử dụng thuốc BVTV theo 4 đúng; thu hoạch khi 90% bông lúa ngã vàng.

Mô hình ứng dụng đồng bộ cơ giới hóa từ khâu làm đất đến thu hoạch, đặc biệt là áp dụng phương pháp sạ lúa bằng thiết bị sạ cụm nên mật độ hợp lý, bón phân cân đối nên hạn chế phun thuốc BVTV, bảo vệ sức khỏe cho người sản xuất.

Kết quả đo đếm số hạt chắc/bông của ruộng mô hình cao hơn ruộng đối chứng từ 3 – 5 hạt, năng suất lý thuyết và năng suất thực tế (thu mẫu) tại các các ruộng mô hình cao hơn so với ruộng đối chứng 0,2 tấn/ha.

Các hộ nông dân thực hiện mô hình áp dụng triệt để các tiến bộ kỹ thuật sản xuất lúa tiên tiến nên giảm đáng kể lượng giống gieo sạ, giảm chi phí sản xuất, tăng thêm lợi nhuận so với ngoài mô hình. Tổng chi phí sản xuất của các ruộng mô hình trung bình khoảng 32 triệu đồng/ha, thấp hơn ruộng đối chứng 2,7 triệu đồng/ha (chi phí ruộng đối chứng 34,7 triệu đồng/ha). Lợi nhuận thu được ở tất cả ruộng mô hình đều cao hơn so với ruộng đối chứng từ 3,3 đến 3,5 triệu đồng/ha.

Qua quá trình thực hiện mô hình đã cho thấy sự thay đổi tư duy sản xuất của người nông dân bằng việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật để mang lại lợi nhuận cao nhất. Để nhân rộng hơn nữa cần thực hiện thêm nhiều mô hình tương tự tại các địa phương khác để người dân tiếp cận công nghệ mới, từng bước thay đổi nhận thức và cách làm cũng như ứng dụng mạnh mẽ cơ giới hoá trong sản xuất giúp giảm chi phí, tăng lợi nhuận cho người trồng lúa một cách bền vững./.

Phan Phi Hùng


 
 
 
 
 
Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 

Giải đáp kỹ thuật
Skip portlet Portlet Menu
 
 

Hình ảnh
Skip portlet Portlet Menu
 

Video
Skip portlet Portlet Menu
3 Giảm 3 Tăng - 1 Phải 5 Giảm giúp nông dân An Giang giảm chi phí, tăng thu nhập
Đang tải....