Cổng thông tin điện tử Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Cổng thông tin sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Trang chủ
 
 
 
 
 

Liên kết website
Skip portlet Portlet Menu
 

Dự báo thời tiết
Skip portlet Portlet Menu

Cao Bằng

Cà Mau

Đà Nẵng

Hà Nội:

TP.HCM: 

Huế

Lạng Sơn

Nha Trang

Phan Thiết

Phú Quốc

Quy Nhơn

Sơn La

 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 
 
 
 
 
 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Nông nghiệp trong tỉnh
 
Trung tâm Khuyến nông An Giang triển khai sản xuất lúa ứng dụng kỹ thuật đồng bộ từ gieo cấy đến thu hoạch tạo sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu (16/07/2024)

Thực hiện Dự án xây dựng mô hình sản xuất lúa phục vụ phát triển vùng nguyên liệu tại vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2022-2024 của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia. Vụ Hè Thu năm 2024, Trung tâm Khuyến nông An Giang đã triển khai thực hiện sản xuất lúa ứng dụng kỹ thuật đồng bộ từ gieo cấy đến thu hoạch tạo sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu, tại xã Vĩnh An, huyện Châu Thành, An Giang.

Mô hình được thực hiện với diện tích 50ha, có 30 hộ tham gia, Hợp tác xã Vĩnh An Nông được Trung tâm Khuyến nông chọn thực hiện để xây dựng mô hình sản xuất lúa phục vụ phát triển vùng nguyên liệu tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Các thành viên tham gia mô hình đều được tập huấn kỹ thuật canh tác tiên tiến đáp ứng tiêu chuẩn theo yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu.

Qua thời gian triển khai nông dân đánh giá cao mô hình mang lại hiệu quả tích cực, giảm được lượng giống gieo sạ cũng như giảm chi phí đáng kể. Anh Đỗ Hữu Lợi, Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang cho biết, tôi làm lúa với diện tích 19 ha, giống OM5451, khi tham gia vào dự án thấy được nhiều lợi ích, đặc biệt Trung tâm Khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật tiên tiến và tiếp xúc với công nghệ hiện đại, nên chi phí giảm rất nhiều, đặc biệt sử dụng máy kéo hàng nên giảm được hai phần ba lượng giống gieo trồng so với sạ truyền thống. Qua đó, đã giảm được nhiều sâu bệnh, năng suất và lợi nhuận dự kiến tăng hơn 15% so với cách làm truyền thống. Ngoài lợi ích trên, tôi tham gia HTX ổn định đầu ra, có doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, tôi rất yên tâm sản xuất.

Tham gia mô hình nông dân nắm và áp dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng theo yêu cầu doanh nghiệp. Giám đốc Hợp tác xã Vĩnh An Nông, Châu Thành An Giang, Nguyễn Văn Nhãn, hiện đang liên kết với Công ty TNHH lúa gạo Việt Nam (VINARICE). Khi tham gia mô hình tôi được Trung tâm Khuyến nông hướng dẫn canh tác theo kỹ thuật tiên tiến, trong đó ứng dụng kéo hàng chỉ có 60kg/ha, nên lúa đẹp và hạn chế nhiễm sâu bệnh. Đây là mô hình đem lại rất nhiều lợi ích cho nông dân cũng như HTX, không chỉ giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận mà sản phẩm đạt chất lượng xuất khẩu. Hiện được công ty liên kết bao tiêu sản phẩm với giá ký kết theo thị trường, nếu lúa đạt chuẩn theo yêu cầu công ty sẽ tăng thêm 1.000 đồng/kg. Ngoài ra, Trung tâm Khuyến nông còn hỗ trợ một phần giống và máy sạ cụm cho nông dân được chọn tham gia dự án.   

Mô hình sản xuất lúa phục vụ phát triển vùng nguyên liệu tại Đồng bằng Sông Cửu Long giúp nông dân trồng trồng lúa trong tỉnh tham gia dự án tiếp cận nhiều hơn các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới mới trong sản xuất lúa. Qua đó, hiệu quả kinh tế của mô hình tăng hơn15% so với sản xuất lúa truyền thống.

Nhiều nông dân ngoài mô hình nhận thấy được những lợi ích mà dự án mang lại điển hình như nông dân Trần Thanh Tùng là một trong những nông dân chuyên sản xuất lúa giống anh chia sẻ: Hiện tôi đang làm lúa giống, tôi thường qua lại nhìn đám ruộng trình diễn ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tôi thích và mê lắm, thấy sạ thưa như vậy mà lúa đẹp, chắc hạt, không thấy hạt lép. Theo tôi đánh giá năng suất ước đạt từ 6-7 tấn/ha, cao hơn so với sạ lan rất nhiều. Trước đây khi tôi chưa làm lúa giống tôi sạ từ 180-200kg/ha sạ lan giao giống lắm mà sâu bệnh lại nhiều nên chi phí rất cao, giờ thấy được lợi ích khi ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nên tôi sẽ học hỏi và ứng dụng thêm vào sản xuất. 

Còn anh Phạm Văn Luông, ấp Vĩnh Thành, xã Vĩnh An, huyện Châu Thành, An Giang  sản xuất với diện tích 15ha nhận định: Trước đến nay tôi chưa vào HTX nhưng tôi mong muốn được tham gia, bởi vào HTX sẽ được yên tâm đầu ra sản phẩm, bán ra không bị thương lái ép giá và giá bán cũng cao hơn vài trăm đồng đến một ngàn đồng mỗi kí lúa, không như bán cho thương lái bên ngoài giá lên xuống bấp bênh. Ngoài ra, khi tham gia vào HTX sẽ được được Khuyến nông tuyên truyền những thông tin mới, tiến bộ kỹ thuật mới và có những chính sách ưu đãi hỗ trợ cho nông dân. Từ đó sản phẩm sản xuất ra đảm bảo chất lượng, đáp ứng theo yêu cầu của doanh nghiệp xuất khẩu.

Kết quả của dự án, tỉnh sẽ có định hướng cụ thể để tiếp tục ban hành các chính sách hỗ trợ thức đẩy việc hình thành phát triển các HTX chuyển sang liên kết sản xuất tập trung với quy mô lớn.

Phó chủ tịch xã Vĩnh An, huyện Châu Thành, Võ Thái Thượng nhận định: đối với mô hình sản xuất lúa ứng dụng kỹ thuật đồng bộ từ gieo cấy đến thu hoạch, sau khi xuống giống thấy mô hình rất hiệu quả, giảm lượng giống gieo sạ xuống chỉ còn 70-80 kg/ha, giảm từ 100-120kg/ha so với sạ thường, phân cũng giảm, đặc biệt sâu bệnh cũng giảm đáng kể, nên giá thành sản xuất cũng giảm theo. Đối với mô hình này rất hiệu quả, thời gian tới định hướng khuyến cáo nhân rộng mô hình này tại địa phương và mong muốn Khuyến nông có những chương trình nhằm hỗ trợ cho nông dân trong thời gian tới thực hiện tốt hơn. Sẽ tiếp tục và vận động nhiều nông dân khác trên địa bàn tham gia vào HTX cũng như ứng dụng những kỹ thuật mà Khuyến nông đã tập huấn chuyển giao cho nông dân.

Qua gần 3 tháng thực hiện mô hình nông dân nắm và áp dụng được gói kỹ thuật canh tác tiên tiến nâng cao hiệu quả sản xuất lúa theo tiêu chuẩn chất lượng đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp, tăng thu nhập so với sản xuất trước đây. Kết quả dự án đạt được là cơ sở để ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo nhân rộng vào thời gian tới nhằm phục vụ 01 triệu hata lúa chất lượng cao phát thải thấp. Đây là mô hình đã góp phần cho mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, chuyển dần sang từ canh tác nhỏ lẻ sang canh tác theo hướng hàng hoá tập trung, có sự liên kết giữa các thành phần kinh tế, giúp nông dân tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, mạnh dạn đầu tư công nghệ vào sản xuất lúa từ đó sẽ tạo thế mạnh sản phẩm lúa gạo phục vụ xuất khẩu.

Trang Nghiêm


 
 
 
 
 
Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 

Giải đáp kỹ thuật
Skip portlet Portlet Menu
 
 

Hình ảnh
Skip portlet Portlet Menu
 

Video
Skip portlet Portlet Menu
3 Giảm 3 Tăng - 1 Phải 5 Giảm giúp nông dân An Giang giảm chi phí, tăng thu nhập
Đang tải....