Invalid configuration found. Please contact your administrator.
Web Content Viewer
Lâm nghiệp
An Giang tập trung bảo vệ phòng chống cháy rừng
(27/03/2024)
Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia, và thông tin do Trung tâm Khí tượng Chuyên ngành ASEAN (ASMC) cung cấp, trong thời gian tới, hiện tượng El Nino sẽ khiến nhiệt độ trung bình các tháng có xu thế cao hơn bình thường khoảng 0,5-1,5 độ so với trung bình nhiều năm, lượng mưa thiết hụt, tình trạng khô hạn sẽ diễn ra ở nhiều địa phương, báo động về cháy rừng sẽ được đặt ở mức độ cao nhất. Hiện nay, nắng nóng gay gắt đang diễn ra ở các địa phương khu vực Tây Nguyên và Nam bộ.
Theo thông tin cảnh báo nguy cơ cháy rừng của Cục Kiểm lâm tại địa chỉ https://watch.pcccr.vn/CanhBao, diện tích rừng trên địa bàn tỉnh An Giang đang ở cấp V (Cấp cực kỳ nguy hiểm), đến hiện tại cấp dự báo cháy rừng trên địa bàn tỉnh An Giang là cấp V (Cấp cực kỳ nguy hiểm), thời tiết khô, hạn, kiệt kéo dài, có khả năng cháy lớn và lan tràn nhanh trên các loại rừng, tốc độ lửa lan tràn rất nhanh.
Từ đầu năm đến nay đã xảy ra 12 vụ cháy nhỏ, tổng diện tích đám cháy 8,14 ha, diện tích rừng bị thiệt hại 1,04 ha rừng trồng cây Giáng hương, nguyên nhân chủ yếu do bắt ong, đốt dọn cỏ vệ sinh rừng bất cẩn gây cháy rừng.
Sở Nông nghiệp và PTNT đã khẩn trương triển khai các nội dung trong Phương án phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) năm 2024 như, xác định khu vực trọng điểm về cháy rừng và bố trí lực lượng, phương tiện chữa cháy rừng; Công tác tổ chức tập huấn, huấn luyện sử dụng máy móc, thiết bị chữa cháy rừng và diễn tập chữa cháy rừng; Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, giám sát các khu vực trọng điểm, khu vực giáp ranh; thực hiện hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy rừng. Trong quý một đã tổ chức tuần tra, kiểm tra 119 đợt; Quản lý chặt chẽ tình trạng đốt cỏ đất vườn, phát dọn đốt đất làm rẫy vào cuối mùa khô; Ứng dụng flycam vào phòng cháy và chữa cháy rừng. Đồng thời tăng cường công tác phối hợp giữa 03 lực lượng Công an, Quân sự, Kiểm lâm trong tuần tra, kiểm tra phòng chống cháy rừng ở các khu vực trọng điểm, có nguy cơ xảy ra cháy cao; Phối hợp các cơ quan chức năng điều tra làm rõ nguyên nhân, đối tượng vi phạm để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật và xử lý trách nhiệm quản lý của người đứng đầu khi để xảy ra cháy rừng; chỉ đạo áp dụng các biện pháp phù hợp để trồng, phục hồi lại diện tích rừng bị cháy.
Từ đầu năm đến nay, kinh tế trong nước tiếp tục chuyển biến tích cực, GDP ước tính tăng 6,98% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất trong 9 năm trở lại đây. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp. Ngành công nghiệp tăng trưởng khá, đạt 11,37%, và công nghiệp chế biến, chế tạo luôn giữ vai trò chủ chốt. Tuy nhiên, do bị tác động, ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, nên ngành nông nghiệp cả nước đạt mức tăng trưởng thấp, trong đó, bệnh dịch tả heo châu Phi đã gây thiệt hại nặng nề.
Ngày 8/10/2019, Sở Nông nghiệp và PTNT An Giang tổ chức Hội nghị sơ kết ngành nông nghiệp 9 tháng đầu năm và phương hướng 3 tháng cuối năm 2019. Mặc dù ngành nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, thời tiết không thuận lợi về thị trường, giá lúa, cá đều giảm so với cùng kỳ, đáng chú ý là dịch tả heo châu Phi xuất hiện nhiều nơi trên địa bàn tỉnh. Nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp, các ngành từ tỉnh đến địa phương nên năng suất lúa bình quân các vụ đạt 6,4tấn/ha.
Sáng ngày 04/10/2019, Sở Nông nghiệp và PTNT An Giang tỉnh kết hợp với Cty TNHH MTV Khai thác thủy lợi An Giang vận hành xả đập tràn cao su Trà Sư, nhằm chủ động trong việc bảo vệ sản xuất vụ Thu Đông, lấy phù sa, cung cấp nước ngọt trong nội vùng và phục vụ dân sinh.
Ngày 18/4/2018, Văn phòng UBND tỉnh An Giang có thông báo truyền đạt ý kiến kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Quang Thi tại Hội nghị tổng kết phương án bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2017 và triển khai phương án năm 2018. Thông báo nêu rõ, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên trong những tháng mùa khô đầu năm 2018, khu vực Nam bộ có khả năng xuất hiện các cơn mưa trái mùa; tuy nhiên nền nhiệt độ không khí thời điểm lúc 13 giờ tăng cao, nắng nóng gay gắt, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long tương đương cùng kỳ năm 2017.