Invalid configuration found. Please contact your administrator.
Web Content Viewer
Mô hình hiệu quả
Phú Tân đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao
(04/05/2017)
Thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, Phú Tân đã thực hiện được nhiều mô hình trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản, bước đầu đạt được hiệu quả cao như: Mô hình trồng rau trong nhà lưới, nuôi tôm càng xanh bằng con giống toàn đực bán thâm canh trong ao đất, trồng nấm trong nhà...
Hiện nay, trên địa bàn huyện có 3 nhà lưới với tổng diện tích 1.600m2, trồng các loại rau như cải bẹ xanh, xà lách, rau muống… tất cả đều mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, nhằm giúp cho bà con có thêm nguồn vốn để mở rộng diện tích trồng rau trong nhà lưới, UBND huyện đã hỗ trợ đầu tư thêm 13 nhà lưới cho của 11 hộ với số tiền 30 triệu/hộ. Riêng đối với nhóm sản phẩm thuỷ sản, hiện có 5 doanh nghiệp đầu tư vùng nuôi ở Phú Bình, Tân Trung và Chợ Vàm với diện tích 58ha, trong đó nuôi theo quy trình công nghệ cao được 22,3 ha. Mô hình trồng nấm trong nhà có 3 hộ dân tự đầu tư sản xuất với diện tích 390m2 tại xã Phú Hưng.
Thời gian tới, huyện Phú Tân tiếp tục nghiên cứu, chọn lựa các công nghệ phù hợp với đặc thù và thế mạnh của huyện, duy trì và nâng chất kết quả ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; đẩy mạnh ứng dụng theo chiều sâu.
Kiều Trinh – Nguyễn Thắng - Đài Truyền thanh huyện Phú Tân
Trên nền tảng của thực hiện hiệu quả Nghị quyết 09 của Tỉnh ủy An Giang về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, từ giai đoạn 2017 đến nay, thị xã Tân Châu đã có hơn 50 mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao mang lại hiệu quả cho bà con nông dân. Nhưng tín hiệu tích cực nhất chính là việc tham gia của những lão nông, đã mạnh dạn thay đổi tư duy, tập quán canh tác truyền thống để chuyển sang chọn trồng những loại nông sản theo hướng công nghệ cao, mang lại giá trị, hiệu quả sản xuất và góp phần phát triển kinh tế gia đình.
Tân Châu thị xã vùng biên với đặc trưng vùng sông nước, đời sống người dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, đánh bắt thủy sản. Đặc biệt là lượng tôm cá khá dồi giàu. Được thiên nhiên ưu đãi là vùng đầu nguồn sông nước, chuyện làm khô cá để dành ăn và làm quà biếu cho họ hàng hay bạn bè ở xa là chuyện hàng ngày, dần dà món quà thơm thảo ấy được lòng khách phương xa. Từ đó, nghề làm cá khô ở xã vùng biên được hình thành như một lẽ tự nhiên.