Cổng thông tin điện tử Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Cổng thông tin sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Trang chủ
 
 
 
 
 

Liên kết website
Skip portlet Portlet Menu
 

Dự báo thời tiết
Skip portlet Portlet Menu

Cao Bằng

Cà Mau

Đà Nẵng

Hà Nội:

TP.HCM: 

Huế

Lạng Sơn

Nha Trang

Phan Thiết

Phú Quốc

Quy Nhơn

Sơn La

 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 
 
 
 
 
 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Cây thuốc nam
 
Cúc tần, tiềm ẩn nhiều công dụng (25/06/2024)

Từ lâu, cây cúc tần với tên gọi nghe rất quen, cây từ bi, được trồng khắp ở vùng thôn quê thành từng cụm, luống, có nơi trồng làm hàng rào sân vườn. Do bởi cây dễ trồng, dễ thích nghi song loại cây này, sức chú ý ngày càng nhiều hơn do tính năng phòng trị bệnh hữu ích trong cộng đồng dân sinh.

 

Cây cúc tần có nơi gọi là cây từ bi, từ bi xanh, phật phà, mai hoa băng phiến, long não hương, mai phiến, ngải nạp hương, đại ngải, lức, co nát, Sam bong... Tên khoa học là Blumea balsamifera (L.), thuộc họ Cúc (Asteraceae).

Cây thuộc loại thân bụi, cao 1 đến 2 mét. Thân có khía rãnh phân cành ở ngọn, cành mềm. Lá mọc so le, phiến lá hình bầu dục, mặt trên lá có màu lục sẫm ít lông, mặt dưới có màu trắng nhạt và có lông nhạt. Mép lá xẻ thành răng cưa. Lá khi vò nát có mùi thơm. Hoa mọc thành từng cụm, màu vàng, có mùi dễ chịu.

Toàn thân cây cúc tần có chứa tinh dầu cùng với những hoạt chất như: vitamin C, Protid, Lipid, cenluloza, Caroten, Canxi, Fe…

Lá cúc tần chứa 0,2 – 1,8% tinh dầu. Trong đó, thành phần chủ yếu là D-borneol, Cineol, Limonen, L-camphor, Acid myristic, acid palmitic, Sesquiterpen…

Theo y học hiện đại, trong cây cúc tần có tới 18 loại chất Triterpen khác nhau có công dụng điều trị: Sỏi thận, viêm sỏi đường tiết niệu, bệnh lý về dạ dày, cải thiện các chức năng xương khớp, nhức mỏi lưng, thấp khớp, giảm tình trạng đau đầu, cảm sốt, chữa ho do viêm khí quản, tăng nhu động hô hấp, chữa viêm chân răng, hỗ trợ điều trị chứng đái tháo đường, các tình trạng hôn mê, co giật,…

Thí nghiệm trên động vật cho thấy dịch chiết từ lá cây cúc tần gây hạ huyết áp, làm giãn mạch ngoại vi và ức chế hệ thần kinh giao cảm. Khi tiêm nước sắc lá đại bi vào tĩnh mạch động vật thí nghiệm làm xuất hiện huyết áp hạ do tim co bóp yếu và giãn mạch ngoại vi. Các kết quả thử nghiệm trên chuột cho thấy chất Blumeatin trong cây cúc tần có tác dụng bảo vệ gan đối với nhiễm độc do CCl4 và Thioacetamide gây nên.

Chất Sesquiterpen lacton được chiết xuất từ cây cúc tần có tác dụng chống ung thư đối với tế bào Sarcom yoshida trong môi trường nuôi cấy. Cao chiết từ cây cúc tần có tác dụng làm giảm nguy cơ đột biến của Mitomycin C, Dimethylnitrosamine và Tetracyclin trên chuột nhắc trắng.

Trong cây cúc tần có Acid Rosmatimic, Nicotinflorin, Astragalin và Bauerenol. Chính thành phần này, có tác dụng kháng histamin. Cao chiết bằng Ethanol của cây cúc tần có tác dụng kháng nấm Epidermophyton floccosum. Cao chiết bằng nước của cây cúc tần cũng có tác dụng lợi tiểu giống như cà phê, trà.

          Tại Philippines, người ta đã ứng dụng Canxi Oxalat Monohydrat (COM) trong cúc tần để điều trị các loại sỏi thận. Hiện nay, Bộ Y tế Philippines đã cho phép dùng trà thảo mộc và viên nén cúc tần (Sambong) như một loại thuốc lợi tiểu, làm tan sỏi thận, giúp trì hoãn và ngăn chặn suy thận tiến triển.

         Tại Ấn Độ, cúc tần còn được dùng làm thuốc chữa trạng thái tâm thần bị kích thích, chữa chứng mất ngủ và bệnh cao huyết áp.

        Cúc tần là nguồn nguyên liệu chính chưng cất tinh dầu và vị thuốc mai hoa băng phiến, được dử dụng rất phổ biến Tây y và cả Đông y.

        Theo Y học cổ truyền, cúc tần có tính mát, vị hơi đắng, quy vào 2 kinh phế và thận; với tác dụng điều trị cảm cúm, giảm đau, giảm co thắt, viêm họng, long đờm, sổ mũi, đau răng, chân răng loét, đau ngực, đau bụng, đau dạ dày, đầy bụng chứng khó tiêu, trị co thắt, sản hậu, đau lưng, đau bụng sau khi sinh, đau bụng kinh, chấn thương, đinh nhọt, viêm mủ da, ngứa da, tan máu bầm,… Ngoài ra, cúc tần giã nhỏ còn được dùng để điều trị bệnh trĩ.

         Một số bài thuốc sử dụng cúc tần để trị bệnh trong dân gian

        - Chữa bị sưng đau, lở ngứa: Lá cúc tần rửa sạch, nấu nước. Ngâm rửa chỗ đau kết hợp giã nát lá đắp vào chỗ đau.

        - Chữa cảm mạo, ho, nóng sốt: Lá cúc tần 5-12g, nấu nước uống. Có thể nấu nước xông, dùng riêng hay phối hợp với các loại lá khác có tinh dầu như lá chanh, lá bưởi, lá sả mỗi thứ một nắm. Tất cả cho vào nồi nước đun sôi rồi xông. Khi xông cần ngồi nơi kín gió. Dùng khăn trùm kín cả người và nồi nước xông, hơi nước có chất thơm bốc lên làm ra mồ hôi. Xông xong dùng khăn lau khô hết mồ hôi, bệnh nhân cảm thấy dễ chịu ngay

         - Chữa đau bụng kinh: Rễ cúc tần 30g, ích mẫu 15g, sắc uống.

          - Chữa ghẻ, nhọt: Lá cúc tần tươi và lá hồng bì dại, mỗi thứ một nắm, rửa sạch, giã nát lấy nước bôi.

          - Chữa thấp khớp: Thân, rễ cúc tần khô 20g, ké đầu ngựa 10g, bạch chỉ 20g, thiên niên kiện 20g. Tất cả đem sắc uống, ngày 1 thang.

          - Pha trà: Lấy 50g lá cúc tần tươi, rửa sạch, cắt miếng nhỏ, đem đun sôi với 1 lít nước trong 10 phút. Dùng khi còn ấm.

           Chữa sỏi thận (Triệu chứng bị đau lưng, đi đái buốt kèm ra máu): Lá cúc tần khô 20g, rau ngổ khô 10g, hoạt thạch tán 1,5g. Cho tất cả vào nồi với 2,5 lít nước. Đun nhỏ lửa cho tới khi còn khoảng 2 lít nước. Uống trong ngày. Mỗi ngày nên sắc 1 thang mới. Duy trì uống trong 1 tháng.

          Nếu bệnh nhân có kèm thêm tình trạng sưng phù bụng, háng, lưng, bìu tinh hoàn, bổ sung thêm: Chó đẻ, sanh địa, trạch tả, huỳnh kỳ, mỗi thứ 10g. Cũng cho tất cả vào nồi với 2,5 lít nước. Đun nhỏ lửa cho tới khi còn khoảng 2 lít nước. Uống trong ngày. Mỗi ngày nên sắc 1 thang mới. Duy trì uống trong 1 tháng.

          Về cơ bản, các bài thuốc lá cúc tần chữa sỏi thận chỉ áp dụng khi kích thước các sỏi còn nhỏ. Với các trường hợp sỏi đã lớn thì nên tiến hành áp dụng các phương pháp tán sỏi hay phẫu thuật sẽ mang tới hiệu quả cao hơn.

         - Chữa thận yếu: Lá cúc tần 200g, sả 100g, lá chanh 50g, thủy xương bồ 10g. Đem tất cả rửa sạch. Nấu với 1 lít nước, cho thành dạng cao lỏng. Có thể thêm vào một chút đường cho dễ uống.

        - Trị bong gân: Lá cúc tần, gừng tươi, mã đề, vỏ cây gạo, rửa sạch và giã nhỏ. Đem đun nóng, sau đó đắp vào những vùng bị bong gân (khi còn ấm).

       - Chữa gãy xương: Nguyên liệu gồm: Bột lá cúc tần 200g, bột lá ngải cứu 100g, sáp ong 100g, bột quế chi 40g, bột đại hồi 20g, dầu thầu dầu vừa đủ. Đun sôi dầu thầu dầu, cho sáp ong vào nấu cho tan, rồi cho tiếp 4 vị dược liệu quấy cho đều thành cao đặc. Để nguội, đắp thuốc và bó vào chỗ xương gãy. 2 ngày làm một lần.

         - Chữa nhiễm khuẩn quanh vết thương phần mềm: Giã nhỏ lá cúc tần 40g, lá xạ can 20g, đắp lên chỗ lở loét quanh vết thương.

Lưu ý

          Tránh sử dụng cúc tần đối với phụ nữ mang thai và cho con bú. Cây có thể gây tác dụng phụ với những người nhạy cảm, bao gồm ngứa và kích ứng da.

          Khi sử dụng cúc tần trị bệnh, về mặt công hiệu thì sẽ tùy thuộc vào thể trạng và mức độ bệnh nặng nhẹ của từng người mà hiệu quả sẽ phát huy là khác nhau. Không được lạm dụng quá mức các bài thuốc trên để tránh gây ra các tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Quang Hiển


 
 
 
 
 
Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 

Giải đáp kỹ thuật
Skip portlet Portlet Menu
 
 

Hình ảnh
Skip portlet Portlet Menu
 

Video
Skip portlet Portlet Menu
3 Giảm 3 Tăng - 1 Phải 5 Giảm giúp nông dân An Giang giảm chi phí, tăng thu nhập
Đang tải....