Cổng thông tin điện tử Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Cổng thông tin sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Trang chủ
 
 
 
 
 

Liên kết website
Skip portlet Portlet Menu
 

Dự báo thời tiết
Skip portlet Portlet Menu

Cao Bằng

Cà Mau

Đà Nẵng

Hà Nội:

TP.HCM: 

Huế

Lạng Sơn

Nha Trang

Phan Thiết

Phú Quốc

Quy Nhơn

Sơn La

 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 
 
 
 
 
 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Thủy sản
 
Xây dựng An Giang trở thành trung tâm giống cá tra công nghệ cao (07/08/2017)
Năm 2016, tình hình nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) gặp nhiều khó khăn do tác động của biến đổi khí hậu, rào cản kỹ thuật, giá cả không ổn định. Tuy nhiên, ngành cá tra đã vượt qua thách thức để tiếp tục tăng trưởng với những kết quả đạt được rất khả quan. Tổng diện tích nuôi cá tra khoảng 5.000ha với năng suất trung bình đạt 240 tấn/ha cho tổng sản lượng đạt 1,20 triệu tấn (tăng 9% so với 2015), tổng giá trị xuất khẩu đạt 1,67 tỷ USD (tăng 6,6% so với năm 2015).

 

Thành công trong sản xuất giống nhân tạo là yếu tố quan trọng, động lực thúc đẩy sự phát triển của nghề nuôi cá tra ĐBSCL do chủ động số lượng và chất lượng con giống, giảm giá thành sản xuất, nâng cao chất lượng thịt, từ đó giúp phần phát triển bền vững ngành cá tra.

 

Trước năm 1996, nghề nuôi cá tra nước ta phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn cá giống tự nhiên. Dự án cá da trơn Châu Á được tài trợ bởi cộng đồng Châu Âu do trường Đại học Cần Thơ là đơn vị chủ trì phía Việt Nam đã cho kết quả nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống cá tra nhân tạo thành công và lần đâu tiên cá tra giống được cung cấp đến người nuôi năm 1996 với khoảng 350.000 con giống. Những năm tiếp theo số lượng cá giống đã tăng nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu nghề nuôi, nếu như năm 1997 có 6,8 triệu con giống được sản xuất thì đến năm 2000 số lượng cá giống đã tăng lên gần 100 triệu con. Năm 2011, sản lượng cá tra bột sinh sản nhân tạo đã tăng 18 lần và cá tra giống tăng 26 lần so với năm 2002.

 

Đến năm 2016, toàn vùng ĐBSCL có 108 cơ sở cho sinh sản nhân tạo cá tra, 1.856 hộ ương dưỡng cá giống với diện tích khoảng 1.500ha, sản lượng cá bột sản xuất ước đạt khoảng 16,5 tỷ con tăng 1% so với cùng kỳ, trong đó An Giang là tỉnh sản xuất giống, cung ứng cá tra giống chủ yếu của khu vực ĐBSCL với sản lượng cá bột dao động từ 1,5-4 tỷ con/năm và cá giống dao động từ 296-787,7 triệu con với kích cỡ từ 1,5-2 cm (chiều cao thân). Theo Quyết định 3885/QĐ-BNN-TCTS, An Giang được xác định là tỉnh trọng điểm phát triển nuôi cá tra thương phẩm và đồng thời là vùng sản xuất giống cá tra nòng cốt của vùng ĐBSCL.

 

Bên cạnh những thành tựu đạt được, tình hình sản xuất giống cá tra tỉnh An Giang nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung đang phải đối diện với rất nhiều khó khăn và thách thức. Cụ thể như:  Chất lượng con giống suy giảm và không đảm bảo do đàn cá bố mẹ có nguồn gốc không rõ ràng và không được tuyển chọn kỹ, kích thước cá bố mẹ nhỏ, kỹ thuật nuôi vỗ thành thục chưa đạt, khai thác quá mức do đẻ nhiều lần trong năm. Đa số cá bố mẹ được tuyển chọn từ các ao nuôi thương phẩm, một số ít thu từ tự nhiên và số rất ít từ con giống đã qua chọn lọc; qui mô sản xuất giống nhỏ lẻ, khó kiểm soát (về kiểm dịch, lạm dụng thuốc kháng sinh trong quá trình ương dưỡng,…). Do giá cá tra nguyên liệu xuất khẩu luôn ở mức giá thấp dẫn đến các cơ sở sản xuất giống cá tra gặp khó khăn, số lượng cá bột tiêu thụ chậm, cơ sở ương giống tạm ngừng hoạt động để chờ giá lên. Giá cá tra giống hiện nay giao động từ 17.00-24.000 đồng/kg tùy kích cỡ cá giống, giá cá tra bột hiện nay cũng ở mức thấp dao động từ 0,5-0,7 đồng/con; các cơ sở sản xuất hoạt động không hiệu quả, không có lãi gây khó khăn trong việc đầu tư nuôi vỗ đàn cá tra bố mẹ hậu bị, điều này cũng ảnh hưởng đến kết quả chuyển giao, tiếp nhận và khai thác hiệu quả đàn cá tra bố mẹ chọn giống từ Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II. Đồng thời do tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đã làm nước mặn tiến sâu vào nội đồng từ 90-93km ảnh hưởng trực tiếp đến vùng sản xuất giống và nuôi cá tra thương phẩm làm cho cá tra chậm lớn, xuất huyêt, nổ mắt, phù đầu... Ở thượng nguồn có dấu hiệu ô nhiễm nghiêm nguồn nước do tác động của việc xây đập thủy điện của các nước ở thượng nguồn nước lũ ít về nên không đủ để cuốn trôi các chất thải trong ao nuôi cá tra, thuốc bảo vệ thực vật từ sản xuất nông nghiệp, mầm bệnh trong nước làm tăng nguy cơ dịch bệnh.

 

Cùng với khó khăn trên, các rào cản kỹ thuật ngày một nhiều, đặc biệt là đạo Luật nông trại (Fram Bill 2014) có nhiều qui định gây khó cho cá tra của Việt Nam. Ngoài ra, việc Mỹ chuyển từ quản lý cá tra của Việt Nam từ Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) sang Cục quản lý an toàn thực phẩm (FSIS), một trong những tiêu chí gây khó cho cá tra của Việt Nam đó là FSIS sẽ yêu cầu các vùng nuôi cá tra của Việt Nam phải đạt tiêu chuẩn tương đồng như các vùng nuôi cá da trơn tại Mỹ đang áp dụng; Tại thị trường EU các kênh tryền thông vẫn tiếp tục có những cái nhìn thiếu thiện cảm với cá tra của Việt Nam đã tác động rất lớn đến hình ảnh và nhu cầu tiêu thụ cá tra của Việt Nam ở thị trường này. Đặc biệt, việc liên kết trong chuỗi giá trị còn rất lỏng, mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân để tạo ra giá trị hàng hóa lớn còn hạn chế. Tình trạng doanh nghiệp hoặc nông dân phá vỡ hợp đồng liên kết diễn ra khá phổ biến. Nguyên nhân chính là do hợp đồng chưa đủ mạnh về pháp lý, nhiều điều khoản thiếu chặt chẽ gây bất lợi cho người nuôi, nhiều điều khoản dễ gây nhầm lẫn hoặc có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Đôi khi chi phí đi kiện và giải quyết còn lớn hơn tổng giá trị hợp đồng nên cả người dân và doanh nghiệp đều thiếu mặn mà với các hợp đồng liên kết chuỗi.

 

Xuất phát từ những hạn chế trên, Sở Nông nghiệp và PTNT An Giang xây dựng “Đề án Liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao vùng ĐBSCL”, nhằm xây dựng An Giang trở thành trung tâm giống cá tra công nghệ cao cung cấp con giống chất lượng cao cho toàn vùng ĐBSCL theo hướng liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp. Cụ thể: Cấp 1 các Viện nghiên cứu, Trường Đại học “Ứng dụng công nghệ cao trong chọn lọc nguồn giống bố mẹ, hoàn thiện công nghệ sản xuất giống cá tra có chất lượng di truyền cao về tính trạng tăng trưởng chuyển giao cho các đơn vị cấp 2; Cấp 2 các cơ sở sản xuất cho sinh sản nhân tạo “Trung tâm giống cấp tỉnh, các cơ sở sản xuất giống của doanh nghiệp như: Hùng Vương, Nam Việt, Việt Úc…”; Cấp 3 các cơ sở ương dưỡng từ cá bột lên cá hương giống.

 

Phấn đấu năm 2021, diện tích sản xuất giống cá tra chất lượng của tỉnh đạt khoảng 1.000ha,  bằng khoảng 50%  diện tích ương cá tra giống khu vực ĐBSCL. Cung cấp khoảng 50% nhu cầu giống cá tra tương đương 1,75 tỷ cá tra giống cung cấp cho An Giang và khu vực ĐBSCL (nhu cầu vùng đến năm 2020 là 3,5 tỷ cá tra giống). Đến năm 2025, giống cá tra sạch cung ứng đạt 70% cho nhu cầu giống cả vùng ĐBSCL. Chất lượng con giống đảm bảo chất lượng, tăng trưởng nhanh và kháng bệnh, chất lượng phù hợp theo TCVN 9963: 2014 Cá nước ngọt - Cá tra - Yêu cầu kỹ thuật.  Toàn bộ con giống cá tra của chuỗi sản xuất phải được doanh nghiệp bao tiêu theo giá sàn thỏa thuận từng thời điểm thu mua. Theo đó, các đơn vị cấp 1 chủ động chọn lọc và nuôi vỗ đàn cá bố mẹ mẹ có tốc độ tăng trưởng nhanh, có khả năng khánh bệnh tốt từ đàn cá tra trong nước; Chọn giống qua 2 thế hệ G4 và G5; Ương nuôi riêng sẽ các thế hệ G4 và G5 đến kích cỡ cần đạt được; Cuối cùng đánh giá hiệu quả chọn giống, ước tính các thông số di truyền tính trạng tăng trưởng.

 

Khảo sát nhu cầu và đánh giá năng lực của các cơ sở tiếp nhận đàn cá hậu bị và xác định số lượng cá hậu bị của từng năm của các đơn vị cấp 2, tiếp nhận công nghệ sản xuất giống cá tra có chất lượng di truyền cao về tính trạng tăng trưởng cá hậu bị 1 kg từ các đơn vị cấp 1, tiếp tục nuôi đến kích cỡ cá bố mẹ 4,0 kg/con trong thời gian 2 năm. Các trại giống này sẽ là nơi sản xuất cung cấp cá giống cho các tỉnh ĐBSCL. Hình thành chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ giống cá tra với trách nhiệm của các thành phần tham gia trong chuỗi, đảm bảo quá trình sản xuất từ đàn cá bố mẹ đến khâu sản xuất cá  bột và sản xuất giống đến tiêu thụ sản phẩm đều được truy xuất nguồn gốc, được kiểm soát và vận hành theo chuỗi liên kết. Xây dựng Trung tâm giống thủy sản An Giang trở thành trung tâm giống thủy sản công nghệ cao với quy mô là trại giống cấp vùng, chuyên cung cấp con giống chất lượng cao cho toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long.

 

An Giang sẽ tổ chức lại sản xuất theo liên kết chuỗi có chia sẻ trách nhiệm các bên liên quan, các bên tham gia chuỗi liên kết tiêu thụ ký kết hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ cá tra 3 cấp giữa các bên. Huấn luyện, đào tạo nguồn nhân lực trong chuỗi liên kết giống cá tra 3 cấp.

 

Xuân Hiếu

 

 


 
 
 
 
 
Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 

Giải đáp kỹ thuật
Skip portlet Portlet Menu
 
 

Hình ảnh
Skip portlet Portlet Menu
 

Video
Skip portlet Portlet Menu
3 Giảm 3 Tăng - 1 Phải 5 Giảm giúp nông dân An Giang giảm chi phí, tăng thu nhập
Đang tải....