Cổng thông tin điện tử Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Cổng thông tin sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Trang chủ
 
 
 
 
 

Liên kết website
Skip portlet Portlet Menu
 

Dự báo thời tiết
Skip portlet Portlet Menu

Cao Bằng

Cà Mau

Đà Nẵng

Hà Nội:

TP.HCM: 

Huế

Lạng Sơn

Nha Trang

Phan Thiết

Phú Quốc

Quy Nhơn

Sơn La

 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 
 
 
 
 
 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Thông tin tổng hợp
 
Châu Thành: Tập huấn kỹ thuật tận dụng phụ phẩm sau khi trồng nấm để nuôi trùn quế (18/09/2024)

Dự án “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động của hóa chất nông nghiệp và đốt lộ thiên đối với biến đổi khí hậu và đa dạng sinh học ở Việt Nam”, với mục tiêu nâng cao nhận thức và kiến thức của người dân trong việc tận dụng phụ phẩm từ cây lúa, vận động nông dân không đốt rơm rạ sau thu hoạch lúa trên đồng ruộng nhằm bảo vệ môi trường, giảm phát thải khi nhà kính.

Theo kế hoạch dự án trên, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh và nhóm chuyên gia sẽ triển khai mô hình tận dụng rơm sau khi trồng nấm để nuôi trùn quế ở tỉnh An Giang. Nhằm giúp nông dân hiểu thêm kỹ thuật thực hiện cũng như tạo điều kiện nhân rộng mô hình. Sáng ngày 17/09 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Ban quản lý Dự án hợp tác giữa An Giang với Thụy Điển và Trạm Khuyến nông Châu Thành tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật tận dụng phụ phẩm sau khi trồng nấm để nuôi trùn quế tại xã Vĩnh Thành cho 35 nông dân trên địa bàn huyện.

Trong đợt này, dự án đã hỗ trợ 3 thiết bị nuôi trùn quế cho 3 nông dân ở các xã Vĩnh Thành, Hòa Bình Thạnh và Tân Phú, mỗi thiết bị có giá khoảng 7 triệu đồng.  Mỗi thiết bị có chiều dài 1,8m x rộng 1,1m x cao 0,6m, tổng sinh khối tương đương 4m3. Bên dưới mặt đáy là một miếng lót dạng lưới, bên trên miếng lưới sẽ là một tấm sắt cách miếng lưới khoảng 10cm có thể di chuyển dùng để cắt lớp phân trùn khi trùn ăn và thải ra phân sẽ dễ dàng thu hoạch hơn. Sẽ có một trục điều khiển nằm bên ngoài để di chuyển tấm sắt.

Thông qua buổi tập huấn, nông dân được trang bị kiến thức về lợi ích của phân trùn quế đối với cây trồng, đặc tính sinh sống của trùn quế, các bước chuẩn bị nơi ủ, giá thể rơm, phân bò, cách chăm sóc, tưới nước và hiệu quả của mô hình mang lại. Ưu điểm của mô hình là không cần diện tích quá lớn, sản xuất quanh năm, nguồn phân hữu cơ không có mùi hôi, quy  trình dễ chăm sóc và thu hoạch. Đặc biệt với công nghệ tách lớp phân trùn quế đơn giãn, dễ áp dụng.

Đây là mô hình đem lại hiệu quả cao, giúp nông dân trồng nấm rơm nâng cao thêm thu nhập khi tận dụng phụ phẩm sau trồng nấm để nuôi trùn quế. Có nhiều nông dân quan tâm đầu ra sản phẩm, phía Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh sẽ hỗ trợ đầu ra nếu nông dân có nhu cầu hỗ trợ./.

Phạm Thị Như

Trạm KN Châu Thành


 
 
 
 
 
Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 

Giải đáp kỹ thuật
Skip portlet Portlet Menu
 
 

Hình ảnh
Skip portlet Portlet Menu
 

Video
Skip portlet Portlet Menu
3 Giảm 3 Tăng - 1 Phải 5 Giảm giúp nông dân An Giang giảm chi phí, tăng thu nhập
Đang tải....